Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Giáo trình vật liệu xây dựng (BXD-Hệ Cao đẳng)
4.5
607
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảCao Đẳng Xây dựng số 1
ISBN điện tử978-604-82-6245-7
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2007
Danh mụcCao Đẳng Xây dựng số 1
Số trang237
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Hiện nay các giáo trình về Vật liệu xây dựng đã được viết và xuất bản khá nhiều, nhưng một giáo trình dành riêng cho sinh viên chuyên ngành sản xuất vật liệu xây dựng thì chưa được biên soạn.

Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, "Giáo trình Vật liệu xây dựng" được biên soạn phục vụ việc giảng dạy và học tập cho sinh viên Cao đẳng ngành "Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng" theo đề cương đã được Bộ Xây dựng thông qua; đồng thời cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học khối kỹ thuật và cho cán bộ kỹ thuật, kĩ sư trong thi công xây dựng và trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Cuốn "Giáo trình Vật liệu xây dựng" giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về nguyên lý các phương pháp sản xuất các loại vật liệu xây dựng thường dùng, về mối quan hệ giữa thành phần, cấu trúc, tính chất và các giải pháp công nghệ thích hợp để đạt được những chỉ tiêu tính chất về yêu cầu của vật liệu xây dựng.

Việc biên soạn giáo trình này đã bám sát yêu cầu của hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn nước ngoài có liên quan, tác giả đã có nhiều cố gắng sử dụng những hiểu biết về thực tế sản xuất của Ngành trong những năm qua; đồng thời tham khảo chương trình giảng dạy Đại học, Cao đẳng, Trung học, các tài liệu về Vật liệu xây dựng của một số trường, viện nghiên cứu và của một số nước tiên tiến đã xuất bản trong những năm gần đây. Cuốn sách gồm 11 chương với tổng số 75 tiết giảng dạy lý thuyết.

Đây là công trình của tập thể bộ môn Vật liệu xây dựng trường Cao đẳng xây dựng số 1 Bộ Xây dựng, do Thạc sĩ Nguyễn Hồng Chương chủ biên. Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các trường bạn và của nhiều nhà khoa, học như GS. TSKH Phùng Văn Lự, GS. TSKH Nguyễn Thúc Tuyên. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Mặc dầu đã có nhiều cố gắng trong khi biên soạn song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong bạn đọc đóng góp bổ sung.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng đã giúp đỡ trong việc hoàn thiện và cho xuất bản giáo trình này.

 

Xem đầy đủ

Lời nói đầu

Phần mở đầu

Trang

3

I- Ý nghĩa5
II.  Sơ lược về lịch sử phát triển của ngành vật liệu xây dựng trên thế giới5
III. Tình hình phát triển vật liệu xây dựng ở Việt Nam7
Chương 1. Các tính chất cơ bản của vật liệu xâỵ dựng 
1.1. Khái niệm chung về tính chất của vật liệu xây dựng9
1.2. Các thông số trạng thái và đặc trưng cấu trúc của vật liệu xây dựng9
1.3. Những tính chất liên quan với nước16
1.4. Những tính chất liên quan đến nhiệt21
1.5. Tính chất cơ học chủ yếu25
Chương 2. Vật liệu đá xây dựng 
2.1. Khái niệm và phân loại35
2.2. Thành phần và tính chất của đá36
2.3. Vật liệu đá39
2.4. Hiện tượng ăn mòn đá thiên nhiên và biện pháp bảo vệ40
Chương 3. Vật liệu gốm xây dựng 
3.1. Khái niệm và phân loại42
3.2. Nguyên liệu sản xuất43
3.3. Tính chất của đất sét44
3.4. Công nghệ sản xuất gạch ngói47
3.5. Các sản phẩm gốm xây dựng51
Chương 4. Chất kết dính vô cơ 
4.1. Khái niệm chung và phân loại70
4.2. Vôi rắn trong không khí71
4.3. Thạch cao75
4.4. Chất kết dính manhê76
4.5. Thuỷ tinh lỏng76
4.6. Chất kết dính hỗn hợp77
4.7. Vôi thuỷ và xi măng alumi77
4.8. Xi mãng pooclăng78
4.9. Các loại xi măng đặc biệt97
Chương 5. Bê tông và các sản phẩm bê tông 
5.1. Khái niệm chung về bê tông102
5.2. Cấu trúc của bê tông xi măng103
5.3. Tính chất của hỗn hợp bê tông106
5.4. Cường độ của bê tông113
5.5. Tính biến dạng của bê tông118
5.6. Tính co nở thể tích của bê tông119
5.7. Tính thấm nước của bê tông121
5.8. Vật liệu để chế tạo bê tông121
5.9. Thiết kế thành phần bê tông131
5.10. Thi công bê tông138
5.11. Các dạng bê tông đặc biệt142
5.12. Bê tông nhẹ147
5.13. Cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép151
Chương 6. Vữa xây dựng 
6.1. Khái niệm chung158
6.2. Nguyên liệu chế tạo vữa158
6.3. Tính chất của hỗn hợp vữa và vữa160
6.4. Vữa xây. Cấp phối của vữa xây164
6.5. Vữa trát166
Chương 7. Vật liệu Silicát 
7.1. Khái niệm và phân loại167
7.2. Vật liệu chế tạo và các yêu cầu kỹ thuật168
7.3. Các tính chất kỹ thuật169
Chương 8. Vật liệu gỗ 
8.1. Khái niệm và phân loại171
8.2. Cấu tạo của gỗ172
8.3. Các tính chất kỹ thuật174
8.4. Khuyết tật của gỗ183
8.5. Các biện pháp bảo quản gỗ185
8.6. Vật liệu, sản phẩm và kết cấu gỗ186
Chương 9. Chất kết dính hữu cơ 
9.1. Khái niệm và phân loại189
9.2. Thành phần, tính chất hoá lí và cấu trúc của chất kết dính hữu cơ190
9.3. Bitum dầu mỏ194
9.4. Guđrông than đá203
9.5. Nhũ tương xây dựng đường206
Chương 10. Bê tông atfan 
10.1. Khái niệm và phân loại209
10.2. Cấu trúc của bêtông atfan210
10.3. Các tính chất kỹ thuật210
10.4. Vật liệu chế tạo215
10.5. Thiết kế cấp phối218
Chương 11. Sơn và giấy bồi tường 
11.1. Khái niệm chung225
11.2. Thành phần của sơn226
11.3. Các loại sơn228
11.4. Vécni230
11.5. Vật liệu phụ230
11.6. Giấy bồi tường231
11.7. Thi công sơn231
Tài liệu tham khảo233
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
4
Khách:
0
Số lượng sách:
2949