Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Âm học kiến trúc, âm học đô thị
4.5
1529
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảPhạm Đức Nguyên
ISBN2013-32
ISBN điện tử978-604-82-3960-2
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2013
Danh mụcPhạm Đức Nguyên
Số trang366
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Âm thanh  là một hiện tượng tự nhiên, quen thuộc và gần gũi không chỉ đối với con người mà còn phần lớn các loài động vật. Gần đây nhất các nhà  sinh  học còn phát hiện rằng cả thực vật cũng biết "nghe" âm thanh. Song chỉ có con người mới biết cảm thụ, thưởng thức âm thanh để làm phong phú và tô đẹp thêm cuộc sống của mình, nhưng có lẽ cũng chính vì vậy mà con người lại bị âm thanh quấy nhiễu, hành hạ, thậm chí gây bệnh.

Cuốn sách này xoay quanh vấn đề  "tạo ra các điều kiện tiện nghi âm thanh cho con người bằng các giải pháp kiến trúc và xây dựng".

Có hai loại tiện nghi âm thanh  và tương ứng với chúng là hai lĩnh vực nghiên cứu trong âm học kiến trúc.

Trong các phòng thính - khán giả như các nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim  v.v... thì điều kiện tiện nghi âm thanh là điều kiện tốt nhất để thu nhận tiếng nói, cảm thụ và thưởng thức tiếng hát, âm nhạc. Lĩnh vực nghiên cứu này được gọi là âm học phòng, hay còn gọi là âm học kiến trúc và được giới thiệu ở chương 2 (cơ sở lý thuyết), chương 4 (áp dụng thiết kế các phòng thính giả) và chương 5 (nguyên tắc sử dụng hệ thống điện thanh trong các phòng).

Trong các thành  phố hiện đại, trong nhà  ở, nhà  làm việc, nhà máy... thì tiện nghi âm thanh là điều kiện yên tĩnh cần thiết để làm việc hoặc nghỉ ngơi, giải trí cho con người. Lĩnh vực nghiên cứu này là chống tiếng ồn hay còn gọi là âm học xây dựng, được trình bày trong các chương 6 (âm học đô thị) chương 7 (cách âm cho các kết cấu nhà cửa) và chương 8 (chống tiếng ồn của các thiết bị và trong công nghiệp).

Chương 1 giới thiệu bản chất vật lý và sinh lý của âm thanh  và đặc điểm cảm nhận âm thanh của tai người, các phương pháp đánh giá và tính toán nó. Chương 3 giới thiệu các vật liệu hút âm dùng trong cả hai lĩnh vực nghiên cứu nói trên.

Phần phụ lục cung cấp cho độc giả các số liệu cần thiết khi thực hiện các bài toán âm học cũng như các ví dụ về các giải  pháp trong thực tế xây dựng ở trong nước cũng như trên thế giới.

Cuốn sách sẽ giúp ích cho những người thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất, các kỹ sư xây dựng trực tiếp thi công các công trình, và trước hết phục vụ cho việc học tập của sinh viên các ngành nói trên trong các trường đại  học và cao đẳng. Mặt khác chúng tôi cũng hy vọng cuốn sách còn giúp ích cho các nhà quản lí công trình và quản lí đô thị, các kỹ sư kinh tế xây dựng và kỹ sư kiểm soát môi trường, cũng như các nhà  chuyên  môn muốn nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực âm học kiến trúc và xây dựng.

Trên  thế giới, âm học kiến trúc đã có quá  trình phát triển gần một thế kỷ nay, nhưng ở nước ta chỉ mới được quan tâm thực sự từ vài chục năm gần đây  và các nghiên  cứu trong các lĩnh vực này chưa có nhiều. Trong cuốn sách nhóm tác giả đã cố gắng đưa vào các kết quả nghiên cứu áp dụng trong điều kiện Việt Nam.

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu

3

Lời nói đầu cho lần xuất bản năm 2008

5

Các ký hiệu sử dụng trong sách

7

Chương 1. Các khái niệm cơ bản về âm thanh

9

1.1. Bản chất vật lý của âm thanh

9

1.2. Tai người và đặc điểm cảm thụ âm thanh

18

1.3. Đo âm thanh

30

1.4. Truyền âm ở ngoài trời

40

1.5. Truyền âm trong phòng kín

49

Chương 2. Đặc điểm trường âm trong các phòng thính giả

56

2.1. Các phương pháp nghiên cứu âm học phòng

56

2.2. Phân loại và đánh giá các phòng thính giả

58

2.3. Nghiên cứu âm học phòng theo lý thuyết thống kê

61

2.4. Nghiên cứu âm học phòng theo lý thuyết âm hình học

78

2.5. Nghiên cứu âm học phòng theo lý thuyết sóng

86

Chương 3. Vật liệu và kết cấu hút âm

95

3.1. Tính chất hút âm của vật liệu và kết cấu

95

3.2. Các loại vật liệu và kết cấu hút âm

99

Chương 4. Thiết kế âm học trong các phòng thính giả

110

4.1. Hình dạng phòng thính giả

110

4.2. Thiết kế phòng theo âm vang

128

4.3. Đánh giá độ rõ tại các chỗ ngồi và lập cấu trúc các phản xạ 
           có ích

137

4.4. Đặc điểm và các giải pháp âm học cho các phòng  thính giả 
            khác nhau

140

Chương 5. Sử dụng hệ thống điện thanh trong các phòng thính giả

179

5.1. Phân loại các hệ thống điện thanh

179

5.2. Các yêu cầu đối với hệ thống điện thanh

185

5.3. Đặc điểm trường âm trong phòng khi sử dụng hệ thống 
            điện thanh

190

5.4. Thiết kế sơ bộ hệ thống điện thanh

196

Chương 6. Âm học đô thị

206

6.1. Nguồn ồn trong đô thị và phương pháp đánh giá chúng

206

6.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với con người và tiêu chuẩn 
            mức ồn cho phép

220

6.3. Tính toán lan truyền tiếng ồn giao thông trong đô thị

231

6.4. Các biện pháp chống tiếng ồn trong các đô thị

243

Chương 7. Cách âm cho các kết cấu phân cách nhà cửa

258

7.1. Sự lan truyền âm trong nhà cửa và phương pháp đánh giá 
            cách âm

258

7.2. Tiêu chuẩn chất lượng cách âm

265

7.3. Cách âm không khí của các kết cấu

269

7.4. Cách âm va chạm cho sàn nhà

301

Chương 8. Chống tiếng ồn của các thiết bị và trong nhà công nghiệp

311

8.1. Giảm tiếng ồn của các hệ thống điều hoà không khí

311

8.2. Chống tiếng ồn trong nhà công nghiệp

318

Phụ lục 1. Hệ số hút âm của các vật liệu và kết cấu

327

Phụ lục 2. Tiêu chuẩn chỉ số cách âm cho các kết cấu phân cách 
                   nhà dân dụng (Theo TCXDVN 277:2002)

334

Phụ lục 3. Đặc tính tần số khả năng cách âm (dB) của các loại kính

335

Phụ lục 4. Một số công trình trên thế giới và Việt Nam có áp dụng tốt các giải pháp âm học kiến trúc

342

                  
Tài liệu tham khảo

359

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
4
Khách:
0
Số lượng sách:
2949