Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Áp dụng công nghệ đúc đẩy trong xây dựng cầu bê tông cốt thép dự ứng lực
4.5
20
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảĐặng Gia Nải
ISBN điện tử978-604-82-7291-3
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2009
Danh mụcĐặng Gia Nải
Số trang180
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Đã gần một thế kỉ, kể từ khi kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực (BTCT DUL) được phát minh, thế giới đã chứng kiến nhiều thành tựu tuyệt vời trong lĩnh vực xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình cầu vượt sông bằng kết cấu BTCT DUL. Từ những kết cấu kiểu dầm giản đơn thi công bằng phương pháp công nghệ truyền thống căng trước trên bệ cố định hoặc thi công những nhịp dầm khẩu độ nhỏ bằng phương pháp đúc tại chỗ trên giàn giáo, ngày nay với các công nghệ mới tiên tiến như đúc hẫng, đúc đẩy cho phép các nước có thể xây dựng được những nhịp cầu lớn vượt xa giới hạn khẩu độ nhịp của dầm giản đơn truyền thống. Đối với công nghệ đúc đẩy (CNĐĐ) theo chu kỳ nhiêu nước tiên tiên tiến thế giới đã áp dụng nó ngay từ đầu những năm 1960 trên cơ sở CNĐĐ toàn khối dã áp dụng thành công ở một số công trình cầu như AGER (Áo), CARONI (Venezuela). Kinh nghiệm của các nước cho biết CNĐĐ theo chu kỳ được áp dụng nhiều nhất cho những cầu có khẩu độ nhịp vừa phải từ 30 -80m, tối ưu nhất là từ 40 + 60m. Đối với công nghệ này do toàn bộ quá trình đúc và đẩy được thực hiện theo nguyên tắc luân phiên lặp đi lặp lại trong một bộ ván khuôn cố định đặt trên bệ đúc phía sau mố nên tạo khả năng phát huy cao yếu tố cơ giới hóa và hợp lí hóa của quá trình sản xuất cũng như các điều kiện để nâng cao khả năng chuyên môn hóa trong các thao tác công nghệ của đội ngũ công nhân. Do những lợi thế dó nên nhiêu nước trên thế giới đã áp dụng CNDD theo chu kỳ để xây dựng nhiều cầu với chiều dài lớn. Cầu càng dài càng tăng thêm số chu kì lặp do đó hiệu quả kinh tế càng cao. Ngày nay đã có nhiều cầu chiều dài lớn hon 1000m được thực hiện bằng công nghệ này.

Ở nước ta CNĐĐ được bắt đầu quan tâm đến vào thời gian đầu của thập kỷ 90. Song song với việc tạo điều kiện cho các công ty hàng đầu của nước ngoài nhập công nghệ mơi thông qua các Tổng công ty xây dựng giao thông ở trong nước, các chương trình nghiên cứu cấp nhà nước cũng được bắt đẩu triển khai. Đề tài KC10-09 thuộc chương trình KC10 với tiêu đề Công nghệ xây dựng các nhịp cầu BTCT DiVL khẩu độ lớn được giao cho Viện Khoa học Công nghệ GTVT chủ trì. Từ 1991 +1995 Đề tài đã tập hợp được nhiều chuyên gia đầu Ngành trong và ngoài Viện. Với sự đóng góp hiệu quả của các thành viên tham gia, Đề tài đã hoàn thành được nhiều sản phẩm có giá trị. Một số sản phẩm của Đề tài như các chỉ dẫn về thiết kế và công nghệ xây dựng cũng như các hệ thống phần mềm tính toán là cơ sở khoa học đủ tin cậy giúp cho người kỹ sư tự tin trong việc đề xuất các phương án tiền khả thi, khả thi tiến tới lập đồ án thiết kế tổng thể.

Xem đầy đủ

MỤC LỤC

Lời giới thiệu    
Chương 1. Công nghệ đúc đẩy và quá trình áp dụng - phát triển    
1.1. Mở đầu   
    1.1.1. Các đặc điểm cơ bản của công nghệ đúc đẩy theo chu kì   
    1.1.2. Các lợi thế và những hạn chế của CNĐĐ theo chu kì   
1.2. Quá trình áp dụng và phát triển CNĐĐ theo  chu kì   
    1.2.1. Nhắc lại các nguyên tắc cơ bản của kết cấu BTCT DƯL   
    1.2.2. Những tiền đề từ việc xây dựng cầu BTCT bằng
    phương pháp lao dọc toàn khối   
    1.2.3. Sự ra đời của CNĐĐ theo chu kì   
    1.2.4. Một số quan điểm trong việc áp dụng CNĐĐ theo chu kì ở các nước trên thế giới   
Chương 2. Thiết kế nhịp dầm cầu BTCT DƯL bằng CNĐĐ theo chu kì    
2.1. Chọn phương án thiết kế theo hướng CNĐĐ   
2.2. Phương pháp chọn sơ đồ kết cấu nhịp phù hợp giải pháp công nghệ đúc đẩy   
2.3. Cấu tạo hình dáng và kích thước mặt cắt  tiết diện   
2.4. Chọn chiều dài phân đoạn đúc   
2.5. Cấu tạo lắp đặt bó cáp DƯL trong kết cấu  nhịp dầm   
    2.5.1. Nguyên tắc lắp đặt bó cáp   
    2.5.2. Phân tích sơ đồ bố trí cấu tạo bó cáp DƯL   
    2.5.3. Đề xuất giải pháp kết cấu DƯL ngoài áp dụng trong thi công và khai thác theo CNĐĐ   
2.6. Tính toán bố trí bó cáp DƯL theo đường bao  nội lực  
2.7. Hệ bó cáp DƯL   
Phụ lục: Đặc trưng cơ lí của một số loại cốt thép cường độ cao   
Chương 3. Xây dựng hệ thống phầm mềm tự động hoá thiết kế    
3.1. Mục đích và yêu cầu của việc xây dựng hệ thống phần mềm   
3.2. Cấu trúc và cơ chế làm việc của hệ thống phầm mềm   
3.3. Cơ sở thuật toán xây dựng các chương trình của hệ thống phần mềm   
3.4. Ví dụ tính toán thiết kế thử nghiệm bằng  hệ thống phần mềm   
    3.4.1. Số liệu đưa vào về thông số thiết kế nhịp cầu   
    3.4.2. Tính các đặc trưng hình học dầm theo trị số hệ trục X - Y của các điểm góc mặt cắt tiết diện (hình 3.6)   
    3.4.3. Tính nội lực trong giai đoạn thi công   
    3.4.4. Tính nội lực trong giai đoạn khai thác   
    3.4.5. Tính toán thiết kế bố trí bó cáp DƯL cho các phân đoạn dầm   
    3.4.6. Tính duyệt các phương án theo các trạng thái giới hạn (TTGH)   
Phụ lục: Kết quả tính toán của hệ thống phần mềm   
Chương 4. Thiết kế kết cấu phụ trợ    
4.1. Kết cấu hệ trượt   
4.2. Kết cấu dẫn hướng và điều chỉnh dầm   
    4.2.1. Kết cấu dẫn hướng   
    4.2.2. Điều chỉnh dầm bằng các kích nâng   
4.3. Kết cấu mũi dẫn và giá đón   
    4.3.1. Các nguyên lí chung   
    4.3.2. Tính toán thiết kế mũi dẫn   
    4.3.3. Thử nghiệm mũi dẫn   
4.4. Kết cấu mũi dẫn có hệ treo tăng cường   
4.5. Kết cấu trụ tạm   
Chương 5. Thiết kế công nghệ đổ bêtông    
5.1. Thiết kế các hạng mục xây dựng cơ sở   
    5.1.1. Bãi đúc và bệ đúc dầm   
    5.1.2. Ván khuôn để đúc bêtông phân đoạn dầm   
    5.1.3. Công tác chuẩn bị theo hướng chuyên môn hoá và hợp lí hoá   
    5.1.4. Công nghệ đúc bêtông phân đoạn   
    5.1.5. Chọn cốt liệu và cấp phối bêtông cường độ cao  
    5.1.6. Chế tạo hỗn hợp vữa bêtông và đổ bêtông   
    5.1.7. Các biện pháp thúc đẩy sự phát triển quá trình đông cứng của bêtông để căng kéo bó cáp DƯL sớm ngày   
Chương 6. Căng kéo bó cáp dự ứng lực    
6.1. Một số nguyên tắc cơ bản trong căng kéo bó cáp DƯL đối với CNĐĐ theo chu kì   
6.2. Các thiết bị căng kéo bó thép DƯL   
Chương 7. Thiết kế công nghệ đẩy dầm    
7.1. Tính toán xác định lực kích đẩy   
7.2. Các phương pháp đẩy dầm   
    7.2.1. Phương pháp đẩy trên 1 điểm   
    7.2.2. Phương pháp đẩy trên nhiều điểm   
7.3. Thông số kĩ thuật của thiết bị đẩy   
7.4. Kiểm tra công tác đẩy dầm   
    7.4.1. Kiểm tra các công việc chuẩn bị đẩy dầm   
    7.4.2. Kiểm tra trong quá trình đẩy dầm   
Các đơn vị dùng trong tính toán kết cấu công trình   
Tài liệu tham khảo   

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
4
Khách:
0
Số lượng sách:
2949