Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Bùn cát sông ngòi và bồi lắng hồ chứa
4.5
2176
Lượt xem
8
Lượt đọc
Tác giảPhạm Thị Hương Lan
ISBN978-604-82-2092-1
ISBN điện tử978-604-82-3346-4
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2017
Danh mụcPhạm Thị Hương Lan
Số trang178
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Để điều tiết dòng chảy, khai thác tổng hợp nguồn tài nguyên nước của một dòng sông, nhiều quốc gia xây dựng các hồ chứa nước. Việc đắp đập ngăn sông tạo thành hồ chứa đã làm thay đổi chế độ thủy văn - thủy lực của dòng chảy. Tốc độ dòng nước khi vào hồ bị giảm đột ngột, dẫn đến phần lớn bùn cát bị lắng lại trong hồ, gây nên những hậu quả sinh thái nghiêm trọng trong lòng hồ, vùng thượng lưu hồ và hạ lưu đập.

Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có địa hình bị chia cắt mạnh, nguồn nước dồi dào và mạng lưới sông suối tương đối dày. Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hồ chứa phục vụ các mục đích thủy lợi, thủy điện, thủy sản, du lịch nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cũng do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có nắng, gió, mưa bão tác động liên tục lên bề mặt đất, và kéo dài theo bờ biển Đông  mà chúng ta luôn phải đối mặt với tình trạng xói mòn đất khá nghiêm trọng. Các hoạt động khai thác lưu vực vì mục đích kinh tế thuần túy càng làm tăng xói mòn. Hậu quả là, đất bị suy thoái, năng suất cây trồng bị giảm đáng kể, độ đục của nước tăng lên, quá trình bồi lắng cát bùn diễn ra mãnh liệt trong hồ chứa và vùng cửa sông, gây thiệt hại lớn cho các ngành kinh tế.

Xuyên suốt quá trình từ quy hoạch, thiết kế xây dựng và vận hành hồ chứa đòi hỏi phải tính toán, đánh giá tình hình bồi lắng cát bùn để có cơ sở khoa học cho các biện pháp bảo vệ hồ và đập.

Rõ ràng là, đánh giá đúng mức độ bồi lắng vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa về nhận thức khoa học của một quá trình tự nhiên hết sức phức tạp. Thực tế đòi hỏi không chỉ cần cải tiến, bổ sung, tăng cường công tác đo đạc bùn cát cả về số lượng và chất lượng mà còn phải sớm thống nhất các quan điểm và phương pháp tính toán bồi lắng hợp lý, đảm bảo độ chính xác cần thiết, phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế và vận hành hồ chứa ở Việt Nam nói chung, hồ chứa Sơn La, Hoà Bình, Cửa Đạt - Thanh Hoá, Tả Trạch - Huế nói riêng.

Xem đầy đủ

 

Mở đầu3
Chương 1. Bùn cát sông ngòi 
1.1. Khái niệm và phân loại bùn cát trong sông7
1.1.1. Khái niệm7
1.1.2. Phân loại bùn cát7
1.2. Các đặc trưng của bùn cát trong sông11
1.2.1. Đường kính hạt và đường cong cấp phối hạt11
1.2.2. Trọng lượng riêng và dung trọng khô của bùn cát15
1.2.3. Độ thô thủy lực của bùn cát16
1.3. Sự chuyển động của bùn cát đáy24
1.3.1. Sự khởi động của bùn cát - lưu tốc khởi động24
1.3.2. Sóng cát32
1.3.3. Suất chuyển cát đáy (lưu lượng bùn cát đáy đơn vị)35
1.4. Sự chuyển động của bùn cát lơ lửng39
1.4.1. Khái niệm39
1.4.2. Sự phân bố bùn cát lơ lửng (phù sa, độ đục)40
1.4.3. Sức mang bùn cát của dòng nước (sức tải cát lơ lửng 
                   của dòng chảy, khả năng mang bùn cát)44
Chương 2. Bồi lắng hồ chứa 
2.1. Tình hình bồi lắng hồ chứa ở việt nam và các tác động 
            của bồi lắng hồ chứa51
2.2. Tính toán, xác định lượng bùn cát bồi lắng trong hồ chứa54
2.2.1. Phương pháp so sánh thể tích55
2.2.2. Phương pháp cân bằng bùn cát60
2.3. Tính lượng bùn cát đến hồ chứa61
2.3.1. Phân loại xói mòn, các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn61
2.3.2. Tính toán xói mòn thông qua bãi thực nghiệm68
2.3.3. Phương pháp thống kê tính lượng bùn cát đến hồ chứa75
2.3.4. Tính lượng bùn cát đến hồ bằng các phương trình kinh nghiệm77
2.3.5. Tính toán xói mòn thông qua các mô hình toán78
2.4. Tính lượng bùn cát đến hồ thông qua hệ số phân giải bùn cát 
            (Sediment Delivery Ratio, SDR)85
2.5. Tính lượng bùn cát đến hồ do sạt lở bờ85
2.6. Tính lượng bùn cát ra khỏi hồ chứa89
2.6.1. Phương pháp đo trực tiếp lượng phù sa tháo ra khỏi hồ89
2.6.2. Phương pháp công thức kinh nghiệm90
2.7. Tính thể tích lượng bùn cát bồi lắng lại trong hồ chứa93
2.8. Xác định lượng bùn cát bồi lắng bằng phương pháp đồng vị phóng xạ95
2.9. Tính phân bố bùn cát trong hồ chứa95
2.9.1. Tính phân bố bùn cát bồi lắng theo thời gian96
2.9.2. Tính phân bố bùn cát bồi lắng theo không gian99
2.10. Mô hình vật lý dự tính phân bố bồi lắng cát bùn hồ chứa103
2.10.1. Sử dụng mô hình toán trong tính toán bồi lắng 
                     và nước dềnh hồ chứa104
2.11. Vấn đề tính toán bồi lắng ở Việt Nam108
2.11.1. Sử dụng 2 phương pháp tính toán thể tích 
                     bùn cát bồi lắng lòng hồ109
2.11.2. Các mô hình tính toán bồi lắng111
Chương 3. Giới thiệu một số mô hình tính toán xói mòn 
                    và bồi lắng hồ chứa 
3.1. Giới thiệu chung về mô hình WEPP113
3.1.1. Xuất xứ113
3.1.2. Nội dung chủ yếu của mô hình113
3.1.3. Các Input, Output của mô hình WEPP114
3.1.2. Cấu trúc mô hình WEPP118
3.2. Giới thiệu chung về mô hình HEC6132
3.2.1. Giới thiệu mô hình132
3.2.2. Cơ sở lý thuyết mô hình toán một chiều HEC-6 
                   tính bồi lắng hồ chứa133
3.2.3. Cơ sở lý thuyết tính toán bùn cát của mô hình HEC-6138
3.2.4. Yêu cầu về chạy mô hình HEC-6 phục vụ tính toán bồi lắng 
                    và nước dềnh145
3.3. Ứng dụng HEC-6 tính toán bồi lắng hồ chứa nước Cửa Đạt148
3.3.1. Tài liệu sử dụng trong tính toán148
3.3.2. Mô phỏng quá trình bồi lắng cát bùn hồ Cửa Đạt 
                   bằng mô hình HEC-6151
Chương 4. Giải pháp giảm thiểu bồi lắng hồ chứa 
4.1. Các yêu cầu về xử lý bồi lắng hồ chứa165
4.2. Các chiến lược xử lý bùn cát hồ chứa165
4.3. Các giải pháp kiến nghị làm giảm thiểu quá trình bồi lắng hồ chứa166
4.3.1. Các giải pháp làm giảm lượng dòng chảy bùn cát gia nhập vào hồ166
4.3.2. Các giải pháp làm duy trì dung tích hồ170
4.3.3. Các giải pháp làm khôi phục dung tích hồ171
4.4. Đo đạc, khảo sát lượng bùn cát vào hồ172
4.4.1. Đo đạc khảo sát lượng bùn cát xả xuống hạ lưu172
4.4.2. Đo đạc, khảo sát lòng hồ là để xác định độ thay đổi theo thời gian
         của địa hình lòng hồ do bồi lắng173
Tài liệu tham khảo174
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
4
Khách:
0
Số lượng sách:
2949