Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Cách sử dụng ngôn ngữ ma trận trong lý thuyết tính hệ thanh
4.5
1150
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảLều Thọ Trình
ISBN điện tử978-604-82-5360-8
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2008
Danh mụcLều Thọ Trình
Số trang142
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Ngôn ngữ ma trận đã được sử dụng trong các ngành khoa học do có nhiều ưu điểm như: trình bày thuật toán ngắn gọn, xúc tích, có thể chuẩn hóa, diễn đạt rõ ràng các mối quan hệ giữa các đại lượng nghiên cứu.

Trong lý thuyết tính hệ thanh, áp dụng ngôn ngữ ma trận là một biện pháp có hiệu quả để xây dựng thuật toán được cô đọng, đơn giản và thuận tiện cho việc lập chương trình để thực hiện tính toán trên máy tính điện tử với sự trợ giúp của các phần mềm toán học hiện có.

Để đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu, sách được biên soạn theo sát chương trình giảng dạy hiện hành về Cơ học kết cấu, nhằm phục vụ các đối tượng: sinh viên; học viên cao học, nghiên cứu sinh và các cán bộ nghiên cứu thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản khi cần tự xây dựng các thuật toán để tiến hành công việc nghiên cứu và thiết kế công trình.

Sách trình bày cách sử dụng ngôn ngữ ma trận đê xây dựng thuật toán tính toán tĩnh các hệ thanh không gian và hệ thanh phang với các nội dung cụ thể như sau:

1. Cách lập các ma trận nội lực cho hệ thanh tĩnh định chịu tải trọng bất động và ma trận ảnh hưởng của nội lực khi hệ chịu tải trọng di động.

2. Cách lập các ma trận chuyển vị cho hệ thanh chịu tải trong bất động và các nguyên nhân khác như sự thay đổi nhiệt độ, chuyển vị cưỡng bức tại các liên kết; ma trận ảnh hưởng của chuyển vị khi hệ chịu tải trọng di động.

3. Cách tính hệ thanh siêu tĩnh chịu tải trọng và các nguyên nhân khác theo phương pháp lực.

4. Cách tính hệ thanh siêu động chịu tải trọng và các nguyên nhân khác theo phương pháp chuyển vị.

5. Cách tính hệ thanh theo phương pháp sử dụng ma trận chuyển.

 

Xem đầy đủ

MỤC LỤC

Lời nói đầu   

Chương 1. Ma trận nội lực trong hệ tĩnh định chịu tải trọng bất động   

1.1. Tập hợp các đại lượng cần xác định và mô hình phần tử mẫu    
1.2. Hệ thức giữa nội lực và tải trọng trong phần tử mẫu  
1.3. Ma trận nội lực trong hệ chịu tải trọng bất động  

Chương 2. Ma trận ảnh hưởng của nội lực trong hệ tĩnh định chịu tải trọng di động    

2.1. Ma trận nội lực trong hệ chịu tải trọng di động - Ma trận ảnh hưởng   
2.2. Ma trận ảnh hưởng trong hệ dầm tĩnh định   
2.3. Ma trận ảnh hưởng trong hệ ba khớp   
2.4. Ma trận ảnh hưởng trong hệ dàn   

Chương 3. Ma trận chuyển vị trong hệ thanh đàn hồi tuyếntính     
  
3.1. Ma trận chuyển vị trong hệ thanh phẳng   
3.2. Cách vận dụng công thức chuyển vị   
3.3. Ma trận chuyển vị trong hệ thanh không gian  
3.4. Ma trận ảnh hưởng của chuyển vị   

Chương 4. Cách tính hệ thanh siêu tĩnh theo phương pháp lực     

4.1. Cách tính hệ thanh siêu tĩnh chịu tải trọng bất động, chuyển vị gối tựa, thay đổi nhiệt độ và biến dạng tập trung
4.2. Ví dụ áp dụng  
4.3. Cách tính hệ thanh siêu tĩnh chịu tải trọng di động
4.4. Cách tính dầm liên tục   
4.5. Thuật toán giải hệ siêu tĩnh khi chọn hệ cơ bản siêu tĩnh   
4.6. Thuật toán xác định lại nội lực trong hệ siêu tĩnh khi thay đổi độ cứng của một số phần tử thanh 
   
Chương 5. Cách tính hệ thanh siêu động theo phương pháp chuyển vị    

5.1. Khái niệm chung về phương pháp chuyển vị  
5.2. Cách xác định biến dạng và phản lực trong hệ cơ bản xác định động
5.3. Cách tính hệ siêu động chịu tải trọng bất động, thay đổi nhiệt độ, biến dạng cục bộ và chuyển vị cưỡng bức  
5.4. Cách tính hệ siêu động chịu tải trọng di động
5.5. Một số biện pháp đơn giản hoá trong phương pháp chuyển vị  
5.6. Thuật toán xác định lại nội lực trong hệ siêu động khi thay đổi  độ cứng của một số phần tử thanh   

Chương 6. Cách tính hệ thanh theo phương pháp sử dụng ma trận chuyển  
  
6.1. Khái niệm chung về phương pháp sử dụng ma trận chuyển 
6.2. Vectơ trạng thái   
6.3. Ma trận chuyển đoạn  
6.4. Ma trận chuyển nút   
6.5. Cách biến đổi các đại lượng theo các đại lượng không thứ nguyên  
6.6. Cách vận dụng các ma trận chuyển để tính hệ thanh    
6.7. Trường hợp thanh có nhánh tại các nút trung gian   
6.8. Trường hợp thanh có liên kết không đàn hồi tại các nút trung gian   
Phụ lục. Khái niệm về lý thuyết ma trận   
1. Các định nghĩa và ký hiệu   
2. Định thức của ma trận
3. Các phép tính về ma trận   
4. Một số phép biến đổi ma trận   
5. Ma trận biến đổi toạ độ 
Tài liệu tham khảo  
Mục lục  

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
5
Khách:
0
Số lượng sách:
2949