Tác giả | Ngô Huy Nam |
ISBN | 978-604-82-2297-0 |
ISBN điện tử | 978-604-82-5847-4 |
Khổ sách | 14,5 x 20,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2017 |
Danh mục | Ngô Huy Nam |
Số trang | 296 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
"Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà", theo quan niệm truyền thống đó là ba công việc quan trọng nhất trọng một đời người. Nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm và hiểu biết về lĩnh vực xây dựng, ngoài các nhà chuyên môn. Rất nhiều người bắt tay vào làm nhà mà chưa có những hiểu biết tối thiểu về xây dựng, dẫn đến sự lúng túng, mệt mỏi trong quá trình thi công, gặp rất nhiều khó khăn và cảm thấy không tin tưởng ai. Hậu quả là công trình không được như ý của chủ nhà, và có quá nhiều khoản phát sinh không đáng có.
Lâu nay, trong khi các ngành khác đã có rất nhiều loại sách phổ cập kiến thức thì ngành xây dựng lại rất ít. Trong quá trình làm việc, nhóm tác giả thường gặp các chủ nhà phàn nàn rằng trước khi bắt tay vào xây nhà, họ phải tìm hiểu bằng cách đọc sách xây dựng hoặc hỏi han kinh nghiệm của những người có chuyên môn. Nhưng việc tìm hiểu như vậy gặp rất nhiều hạn chế. Sách xây dựng được biên soạn cho những người có trình độ nhất định, không phải ai cũng đọc được. Còn việc chỉ dẫn bằng miệng không thể bao quát hết mọi công việc trong quá trình xáy dựng, mà thường chỉ là khi gặp phải khó khăn họ mới nhờ tìm biện pháp giải quyết. Do đó, rất cần có một loại sách phổ cập kiến thức về ngành xây dựng.
Thời gian qua, nền kinh tế nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bộ mặt kiến trúc đô thi cũng đang thay da đổi thịt với tốc độ mạnh mẽ. Tập quán cổ truyền của dân tộc ta là " an cư lạc nghiệp". Nhiều gia đình cố gắng dành dụm cả đời để có thể xảy cất ngôi nhà theo ý của riêng mình. Ai cũng muốn được ở trong một ngôi nhà khang trang, rộng rãi. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó một cách dễ dàng. Những ngôi nhà mới mọc lên hàng loạt, kiểu cách đa dạng, nhưng nhìn bộ mặt phố phường, không ai có thể phủ nhận sự lộn xộn, xô bồ của kiểu cách. Vậy làm sao để tránh được tình trạng đó? Một trong những nguyên nhân chính cần giải quyết là cần nâng cao kiến thức cho những người bỏ tiền ra xây dựng - những chủ đầu tư theo cách nói chuyên môn. Sự giàu có về kinh tế phải đi theo sự giàu có vê thẩm mỹ, về kiến thức thị hiếu của người dân.
Một hiện tượng nữa là rất nhiều gia đình đã dồn hết khả năng vào việc làm cho ngôi nhà của mình cao hơn, to hơn, đẹp hơn, ít nhất là so với những ngôi nhà lân cận. Cuộc chạy đua âm thầm nhưng không kém phần quyết liệt đó đã khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần, mâu thuẫn, bất hoà sau khi xây xong nhà. Sự đầu tư không đúng mức này mang lại nhiều hậu quả xấu, không chỉ lãng phí tiền bạc của cá nhân mà còn làm bộ mặt xã hội lộn xộn, mất cân đối nền kinh tế. Vì vậy chỉ nên từ điều kiện của mình, phù hợp với nhu cầu sử dụng trong thời gian trước mắt mà xây dựng, không nên chạy theo sự ganh đua, cạnh tranh phù phiếm mà gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Nhà cửa không thể chạy theo mốt như thời trang, càng không nên chắp vá, lai căng. Do đất đai chật hẹp, manh mún, nhà nọ xây sau cố tình nhô ra hơn, cao hơn để che khuất nhà kia, mà bất cần biết việc xây dựng của mình có xuất phát từ nhu cầu sử dụng hay không. Hệ thống cung cấp nước sạch và thoát nước thải lùm rất cẩu thả, liều lĩnh, khiến cho môi trường ngày cùng ô nhiễm, ảnh hưởng ngay đến chính những người chủ đó.
Rất nhiều người chủ nhà không tin tưởng vào kiến trúc sư thiết kế. Họ muốn biến kiến trúc sư thành thợ vẽ phục vụ cho ý đồ của họ, và thường tự hào khoe với mọi người, rằng: "Nhà này do tôi tự thiết kế. Chính vì vậy, mà quy phạm kiến trúc bị coi thường, rất nhiều cách bố trí bất hợp lý, chỉ đến khi sử dụng lâu dài, nhược điểm mới bộc lộ. Và lúc đó, họ lại than thở: " Đã mất tiền thuê kiến trúc sư mà vẫn không được như ý " (?!).
Trong khi đó, lại có rất nhiều nhà xây dựng không có thiết kế, việc thi công hoàn toàn phó thác cho thợ. Rất nhiều chủ thầu vỗ ngực khuyên gia chủ cứ tin tưởng hoàn toàn vào mình, đã từng xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ, "Kiểu gì" cũng làm được, tội gì mất tiền thuê thiết kế(?)
Nhà xây dựng không xin phép, mặc dù đủ điều kiện để được cáp phép. Đến khi bị kiểm tra, phạt hành chính, lúc đó mới nhận ra rằng còn tốn kém và phức tạp hơn là xin phép nghiêm chỉnh ngay từ đầu. Một trong những nguyên nhân của việc này là tâm lý lo ngại việc xin phép. Trước đây, hệ thống pháp lý quá chặt chẽ, máy móc, thủ tục xin phép xảy dựng phức tạp và lâu dài, nên tâm lý này tồn tại là điều dễ hiểu. Nhưng hiện nay, việc cải cách hành chính đã giảm thiểu rất nhiều thứ giấy tờ, và nhiều ngôi nhà, nhiều khu đất đã đủ điều kiện xin phép.
Trang | |
Lời giới thiệu | 3 |
Chương 1 | |
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN | |
A. Khái niệm về cấu tạo công trình | 7 |
I. Những kiến thức cơ bản về kiến trúc nhà ở | 7 |
1. Những tiêu chuẩn cho nhà ở | 7 |
2. Các yếu tố kỹ thuật | 9 |
3. Cấu trúc ngôi nhà | 15 |
4. Kích thước tối thiểu của lô đất để xây dựng nhà ở | |
gia đình | 17 |
B. Những khái niệm về bản thiết kế | 18 |
I. Tìm hiểu cách đọc bản vẽ | 18 |
II. Thành phần một bộ hồ sơ thiết kế | 18 |
1. Các bản vẽ thiết kế kiến trúc | 18 |
2. Các bản vẽ kết cấu | 19 |
3 . Các bản vẽ cấp điện | 19 |
4. Các bản vẽ cấp nước | 20 |
5. Các bản vẽ thoát nước | 20 |
6. Bảng tổng dự toán kinh phí xây dựng | 20 |
III. Ký hiệu trong bản vẽ | 20 |
C. Một số thuật ngữ xây dựng | 23 |
Chương 2 CÁC THỦ TỤC TIỀN XÂY DỰNG | |
A. Thiết kế nhà | 25 |
I. Làm việc với kiến trúc sư | 25 |
1. Phần thông tin chung | 27 |
2. Phần thông tin chi tiết | 27 |
II. Khảo sát địa chất công trình | 29 |
1. Mục đích và phương pháp khảo sát | 29 |
2. Phân loại địa chất | 30 |
III. Xác định phương án mặt bằng tối ưu | 34 |
1. Xác định hướng nhà tối ưu | 34 |
2. Phương pháp tổ chức mặt bằng | 34 |
IV. Thiết kế chính thức | 41 |
1. Kiến trúc công trình | 43 |
2. Kết cấu | 69 |
3. Thiết kế điện | 76 |
4. Thiết kế hệ thống cấp thoát nước | 87 |
B. Chuẩn bị thi công | 94 |
I. Chọn lựa nhà thầu | 94 |
II. Hợp đồng thi công | 96 |
C. Xin phép xây dựng | 100 |
I. Thủ tục đất đai | 100 |
1. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất | 100 |
2. Thủ tục xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất | 101 |
II. Xin phép xây dựng nhà ở | 103 |
1. Những trường hợp phải xin phép | 103 |
2. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng | 103 |
3. Những thuật ngữ | 111 |
Chương 3 | |
QỦY TRÌNH CHUẨN BỊ | |
A. Chọn mua vật liệu | 113 |
I. Vật liệu xây thô | 113 |
1. Gạch | 113 |
2. Đá | 114 |
3. Xi măng | 116 |
4. Cát | 119 |
5. Thép | 120 |
II. Vật liệu hoàn thiện | 122 |
1. Gạch ốp lát | 122 |
2. Đá ốp lát | 127 |
3. Thảm | 129 |
4. Sơn, Vécni | 130 |
B. Chọn mua thiết bị | 131 |
I. Thiết bị vệ sinh | 131 |
1. Nguyên tắc chung | 131 |
2. Bệ xí | 132 |
3. Bồn tắm | 133 |
4. Lavabo | 134 |
II. Thiết bi điện | 135 |
1. Thiết bị chiếu sáng | 135 |
2. Thiết bị điện | 136 |
III. Thiết bị nước | 138 |
1. Thiết bị lọc nước | 138 |
2. Vòi nước | 138 |
3. Bơm nước | 139 |
4. Đường ống | 139 |
IV. Thiết bị bếp | 140 |
1. Tủ bếp | 140 |
2. Máy hút mùi | 141 |
3. Bồn rửa | 142 |
4. Tủ lạnh | 142 |
Chương 4 | |
QUY TRÌNH THI CÔNG | |
A. Theo dõi thi công | 143 |
I. Phần xây thô | 143 |
1. Công việc chuẩn bị | 143 |
2. Thi công móng và các kết cấu công trình | 148 |
II. Phần hoàn thiện | 190 |
1. Hoàn thiện tường | 190 |
2. Hoàn thiện mặt sàn | 198 |
3. Hoàn thiện trần | 206 |
4. Hoàn thiện cầu thang | 211 |
5. Hoàn thiện khu vệ sinh | 213 |
6. Hoàn thiện sơn vôi | 214 |
7. Cửa, cổng bằng gỗ, sắt | 222 |
B. Hoàn công và bảo hành | 224 |
I. Lập hồ sơ hoàn công | 224 |
II. Các điều kiện bảo hành | 225 |
c. Trang bị nội thất | 228 |
D. Bố trí ngoại thất | 234 |
I. Cây xanh | 234 |
II. Bố trí vườn nước | 236 |
Chương 5 | |
NHỮNG KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ | |
A. Giám sát thi công | 238 |
I. Trách nhiệm của người giám sát thi công | 239 |
1. Giai đoạn chuẩn bị thi công | 239 |
2. Giai đoạn thực hiện xây lắp | 239 |
3. Giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình | 239 |
II. Trách nhiệm của tác giả thiết kế | 240 |
III. Nghiệm thu công trình | 240 |
IV. Giải quyết sự cố thi công | 241 |
V. Giám sát kỹ thuật an toàn lao động | 242 |
B. Định mức sử dụng vật tư | 244 |
I. Nội dung cơ bản | 244 |
1. Mức hao phí vật liệu | 244 |
2. Mức hao phí lao động | 244 |
3. Mức hao phí máy thi công | 244 |
II. Định mức cụ thể | 245 |
1. Công tác đào móng băng | 245 |
2. Công tác đắp đất | 245 |
3. Công tác xây tường | 246 |
4. Cấp phối vữa | 246 |
5. Công tác bê tông | 247 |
6. Ván khuôn | 248 |
7. Công tác hoàn thiện | 250 |
C. Quyết toán | 252 |
I. Làm sao để giảm tối đa phát sinh | 253 |
II. Bàn giao công trình | 254 |
D. Bảo trì duy tu ngôi nhà | 254 |
I. Bảo trì sàn gỗ | 255 |
II. Bảo trì sàn gạch hoa xi măng | 255 |
III. Bảo dưỡng nền lát đá | 256 |
IV. Bảo trì bình nước nóng | 256 |
IV. Bảo trì máy lạnh | 257 |
VI. Giặt thảm | 257 |
VII. Lau chùi cửa kính | 258 |
VIII. Bảo dưỡng gạch Tàu | 258 |
IX. Bảo trì toilet | 259 |
X. Bảo trì bể phốt | 259 |
XI. Bảo trì mái tôn | 260 |
Chương 6 | |
PHONG THỦY TRONG QUAN NIỆM HIÊN ĐẠI | |
A. Phong thủy và những yếu tố xác định | 261 |
I. Những quan niệm chủ yếu | 261 |
II. Các yếu tố ngoại cảnh | 262 |
III. Các yếu tố nội thất | 265 |
1. Phòng ngủ | 267 |
2. Phòng vệ sinh | 267 |
3. Phòng bếp và phòng ăn | 270 |
4. Cửa | 270 |
5. Giếng trời | 273 |
6. Góc canh và cột | 273 |
7. Cầu thang | 273 |
B. Kích thước dùng trong xây cất | 274 |
I. Thước Lỗ Ban Trung Quốc | 274 |
II. Cây thước tầm Việt Nam | 275 |
III. Nghi lễ trong việc xây cất | 276 |
C. Những điều suy nghĩ | 278 |
Chương 7 | |
NHŨNG ĐIỀU QUAN TRỌNG | |
A. Những điểm cần chú trọng trong quá trình xây dựng | 279 |
I. Giai đoạn thiết kế nhà | 279 |
II. Trong quá trình xây dựng | 282 |
III. Sau khi hoàn tất phần xây dựng | 284 |
B. Hình dung ngôi nhà lý tưởng trong tương lai | 284 |
C. Vật liệu xây dựng trong tương lai | 285 |
Tài liệu tham khảo | 287 |