Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Chiến lược Barbell trong quản trị danh mục đầu tư trái phiếu của Ngân hàng thương mại Việt Nam
4.5
1345
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảĐỗ Hoài Linh
ISBN điện tử978-604-330-066-6
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcĐỗ Hoài Linh
Số trang148
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Từ những năm 1990, thị trường tài chính Việt Nam đã dần định hình và hòa nhập với sự phát triển của thế giới. Các công cụ tài chính ra đời ngày càng nhiều và đem lại nhiều lựa chọn cho các nhà đầu tư, tuy nhiên các giấy tờ có giá đặc biệt là trái phiếu do Chính phủ và các định chế lớn phát hành vẫn là những tài sản có tầm quan trọng nhất. Đối tượng nắm giữ trái phiếu rất đa dạng, bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư,... nhưng những nhà đầu tư lớn nhất vẫn là các ngân hàng và công ty bảo hiểm (Vương Quân Hoàng và Phạm Minh Chính, 2009).

Chiến lược Barbell là một trong những chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất trên cơ sở tối ưu lợi tức đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới, tuy nhiên ở Việt nam vẫn chưa có nhiều công trình mang tính hệ thống về vấn đề này. Barbell là chiến lược đầu tư chủ yếu áp dụng đối với các chủ đầu tư có vốn đầu tư lớn và cố định trong đó chủ đầu tư cân nhắc các khoản mục đầu tư sao cho có một phần trong danh sách đầu tư xuất phát từ các loại chứng khoán ngắn hạn và phần còn lại là các khoản mục để đầu tư dài hạn , điều này đồng nghĩa với việc không hoặc rất ít đầu tư vào các chứng khoán có thời gian trung hạn (Markowitz, 1959). Đây là chiến lược quản trị chủ động mang tính cân bằng dựa trên sự dịch chuyển của đường cong lãi suất được nhiều định chế tài chính và các ngân hàng thương mại (NHTM) lớn trên thế giới lựa chọn.

Trong bối cảnh thế giới ngày càng trở nên phẳng và tự do hóa, dòng vốn dần trở thành một xu thế bắt buộc, các ngân hàng thương mại Việt nam đang đứng trước hai thách thức lớn: (i) thay đổi mang tính liên tục của lãi suất và (ii) áp lực cạnh tranh đến từ các định chế tài chính nước ngoài. Theo lộ trình hội nhập AEC, đến năm 2020, hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam sẽ phải cạnh tranh sòng phẳng với các ngân hàng nước ngoài trên sân chơi nội địa, và không còn rào cản trong việc tiếp cận thị trường các nước ASEAN (Hà Văn Hội, 2013). Thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng thương mại Việt nam trong thời gian tới là giữ được tính cạnh tranh và sự ổn định về mặt tài chính. Bên cạnh việc duy trì một tỉ trọng tiền mặt để đáp ứng thanh khoản và cấp tín dụng để thu lãi tạo lợi nhuận thì đầu tư vào trái phiếu cũng là một trong những biện pháp hài hoà giúp đạt được đồng thời mục tiêu thanh khoản và lợi nhuận. Câu hỏi đặt ra là: nên duy trì một danh mục đầu tư trái phiếu như thế nào để vừa đạt được mức độ thanh khoản hợp lý trong khi vẫn thu được mức lợi tức mong muốn? 

Đến nay, các nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế, chưa đề xuất được một chiến lược phù hợp với các yếu tố nội tại của thị trường. Thông qua việc nghiên cứu chiến lược Barbell cùng với việc xem xét các công cụ tài chính đặc thù của ngân hàng thương mại và khảo sát sự biến thiên của đường cong lãi suất nội địa, nghiên cứu hy vọng sẽ đóng góp một chiến lược cân bằng cho danh mục đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh mở cửa tài chính và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do đó, “Chiến lược Barbell trong quản trị danh mục đầu tư trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam” được nhóm tác giả nghiên cứu và phát hành sách chuyên khảo với hai câu hỏi nghiên cứu cần tập trung trả lời là:

  1. ­Chiến lược Barbell là gì?
  2. Có thể áp dụng chiến lược Barbell đối với danh mục đầu tư trái phiếu của các NHTM Việt Nam?

 

Xem đầy đủ
 

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC BARBELL

15

1.1. Khái quát về danh mục đầu tư và quản lý danh mục đầu tư

15

1.1.1. Khái niệm về danh mục đầu tư

15

1.1.2. Sự cần thiết phải xây dựng danh mục đầu tư

16

1.1.3. Quản lý danh mục đầu tư

19

1.1.4. Các chiến lược đầu tư trái phiếu chính phủ

37

1.2. Nội dung chiến lược Barbell

45

1.2.1. Các công cụ cho chiến lược Barbell

45

1.2.2. Chiến lược Barbell

63

CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

71

2.1. Đường cong lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam

71

2.1.1. Các dạng đường cong lãi suất tại thị trường      Việt Nam

71

2.1.2. Các loại đường cong lãi suất được sử dụng trên thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam

78

2.2. Hiện trạng thị trường giao dịch Trái phiếu Chính phủ của Việt Nam

86

2.2.1. Cơ cấu tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ

86

2.2.2. Danh mục đầu tư trái phiếu Chính phủ của một số ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2006 - 2015

98

CHƯƠNG 3. ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC BARBELL CHO DANH MỤC ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TẠI VPBANK

113

3.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của VPBank

113

3.1.1. Lịch sử và kết quả hoạt động của VPBank

113

3.1.2. Cấu trúc tổ chức mảng kinh doanh trái phiếu Chính phủ

117

3.2. Thử nghiệm chiến lược Barbell với danh mục đầu tư trái phiếu Chính phủ tại VPBank trong bối cảnh năm 2017

119

3.2.1. Dự báo lãi suất trái phiếu chính phủ năm 2017 dựa trên mô hình ARIMA

120

3.2.3. Áp dụng chiến lược Barbell cho danh mục đầu tư trái phiếu Chính phủ của VPBank năm 2017

130

3.2.4. Điều kiện để ứng dụng chiến lược Barbell trong quản trị danh mục đầu tư trái phiếu của NHTM Việt Nam

138

KẾT LUẬN

140

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

142

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
5
Khách:
0
Số lượng sách:
2949