Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Chỉnh trị sông phân lạch (sách chuyên khảo)
4.5
2440
Lượt xem
3
Lượt đọc
Tác giảLương Phương Hậu
ISBN978-604-82-3214-6
ISBN điện tử978-604-82-3522-2
Khổ sách19 x 27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcLương Phương Hậu
Số trang305
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Xét từ lợi ích đối với con người, các đoạn sông phân lạch có những khía cạnh “tốt”, cũng có những khía cạnh “xấu”. Mặt tốt (hay tích cực) là sự tồn tại nhiều lạch sông, con người có thể bố trí các mục tiêu khai thác dòng chảy ở những không gian, vị trí khác nhau; các bãi giữa (hay cồn, cù lao) là những vùng đất phù sa bồi tích mầu mỡ, có thể canh tác các loại cây trồng hoặc khai thác vào các mục tiêu tôn tạo cảnh quan, đặc biệt ở các vùng đô thị, phát triển du lịch sinh thái. Mặt xấu (hay tiêu cực) của phần lớn sông phân lạch là diễn biến lòng dẫn thiếu ổn định, ngôi thứ các lạch thay phiên nhau tăng trưởng và suy vong, nên thường xảy ra sạt lở bờ, bồi lấp luồng lạch, gây khó khăn cho thoát lũ, an sinh xã hội và nhất là cho luồng lạch giao thông thủy. Vì vậy, nói đến chỉnh trị sông, ở Đồng bằng sông Hồng, hay Đồng bằng sông Cửu Long đa phần đều gặp những vấn đề chỉnh trị sông phân lạch.

Cuốn sách “Chỉnh trị sông phân lạch” được biên soạn trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lâu năm của các tác giả trong giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn về các công trình chỉnh trị sông nói chung và sông phân lạch nói riêng, trong đó, chủ yếu là các các công trình nghiên cứu trong những năm gần đây, được các Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao sau đây:

- Các giáo trình, tài liệu khoa học, bài báo đã xuất bản của GS.TS. Lương Phương Hậu.

- Đề tài khoa học-công nghệ trọng điểm cấp nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ cho hệ thống công trình chỉnh trị sông trên các đoạn sông trọng điểm vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ”, mã số KC-08.14/06-10, do GS.TS. Lương Phương Hậu làm chủ nhiệm, hoàn thành năm 2010.

- Luận án tiến sĩ kỹ thuật ngành Chỉnh trị sông và bờ biển, mã số 62449401 “Nghiên cứu diễn biến và giải pháp chỉnh trị đoạn sông phân lạch - Ứng dụng cho sông Cửu Long”của nghiên cứu sinh Trần Bá Hoằng, bảo vệ thành công năm 2013.

- Dự án “Chỉnh trị dòng chảy sông Hậu đoạn qua thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang thích ứng với biến đổi khí hậu”, Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam thực hiện (2014) do PGS.TS. Trần Bá Hoằng làm chủ nhiệm.

- Đề tài khoa học - công nghệ trọng điểm cấp nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp khoa học - công nghệ để điều chỉnh và ổn định các đoạn sông có cù lao đang diễn ra biến động lớn về hình thái trên sông Tiền, sông Hậu” Mã số: KC.08.21/11-15, do PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Hùng làm chủ nhiệm hoàn thành, năm 2015.

 

Xem đầy đủ
 Trang
Lời nói đầu3
Chương 1. Các kiến thức cơ bản về sông phân lạch 
1.1. Định nghĩa và phân loại đoạn sông phân lạch5
1.2. Nguyên nhân hình thành sông phân lạch7
1.3. Các yếu tố hình thái và động lực trong đoạn phân lạch8
1.4. Đặc điểm diễn biến của đoạn sông phân lạch11
1.5. Các vấn đề khoa học - công nghệ trong nghiên cứu và chỉnh trị sông phân lạch12
1.6. Phương pháp nghiên cứu chỉnh trị sông phân lạch14
Chương 2. Công trình chỉnh trị sông phân lạch 
2.1. Khái quát17
2.2. Các tham số quy hoạch chỉnh trị sông phân lạch19
2.3. Sơ đồ bố trí công trình chỉnh trị sông phân lạch21
2.4. Thiết kê công trình chỉnh trị sông phân lạch35
2.5. Vài nét về công trình chỉnh trị sông phân lạch trên thế giới44
Chương 3. Nghiên cứu cơ bản về sông phân lạch ở Việt Nam 
3.1. Khái quát tình hình sông phân lạch ở Việt Nam48
3.2. Nghiên cứu về hình thái sông phân lạch56
3.3. Nghiên cứu về quan hệ hình thái sông phân lạch59
Chương 4. Nghiên cứu đặc điểm diễn biến lòng sông ở các đoạn phân lạch điển hình trong vùng đồng bằng sông Hồng 
4.1. Điều kiện tự nhiên đồng bằng sông Hồng64
4.2. Các tác động của con người vào hình thái lòng sông vùng ĐBSH72
4.3. Nghiên cứu diễn biến của đoạn sông phân lạch qua vùng trung tâm Hà Nội80
4.4. Nhận xét chung về các đoạn sông phân lạch vùng ĐBSH111
Chương 5. Nghiên cứu diễn biến các đoạn sông phân lạch điển hình trên sông Cửu Long 
 
5.1. Vài nét về sự hình thành ĐBSCL113
5.2. Quá trình hình thành và phát triển của cù lao Long Khánh126
5.3. Quá trình hình thành và phát triển của cù lao Tân Lộc137
5.4. Diễn biến lòng dẫn trên các đoạn phân lạch ĐBSCL146
5.5. Phân tích chế độ động lực học ở các đoạn sông phân lạch164
5.6. Nhận thức chung về các đoạn sông phân lạch ở ĐBSCL172
Chương 6. Các công trình chỉnh trị sông phân lạch đã xây dựng 
                    với mục tiêu giao thông thủy 
6.1. Công trình chỉnh trị chống bồi lấp cảng Hà Nội176
6.2. Công trình chỉnh trị đoạn phân lạch trung hà trên sông Đà187
6.3. Chỉnh trị đoạn phân lạch dền trên sông Đuống192
6.4. Chỉnh trị doạn phân lạch kênh giang trên sông Kinh Thầy196
Chương 7. Nghiên cứu chỉnh trị đoạn sông phân lạch  
                    với mục tiêu chống sạt lở bờ sông ứng dụng  
                    cho đoạn cù lao Ông Hổ, Long Xuyên trên sông Hậu 
7.1. Nhiệm vụ chỉnh trị201
7.2. Phân tích diễn biến đoạn sông205
7.3. Nghiên cứu nguyên nhân xói lở bờ sông đoạn qua thành phố Long Xuyên210
7.4. Quy hoạch chỉnh trị đoạn sông phân lạch cù lao Ông Hổ211
7.5. Phân tích kỹ thuật các phương án chỉnh trị trên mô hình toán Mike21216
7.6. Phân tích hiệu quả kỹ thuật các phương án chỉnh trị trên mô hình vật lý222
7.7. Kết cấu công trình gia cố bờ240
Chương 8. Chỉnh trị đoạn phân lạch với mục tiêu tổng hợp  
                    lấy ví dụ đoạn sông Hồng qua Hà Nội 
8.1. Chỉ dẫn chung256
8.2. Quy hoạch chỉnh trị đoạn SHHN263
8.3. Bố trí hệ thống công trình chỉnh trị đoạn sông Hồng qua Hà Nội273
8.4. Thiết kế sơ bộ một số hạng mục công trình281
8.5. Vấn đề sử dụng bãi ven sông và bãi giữa292
8.6. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các phương án chỉnh trị294
Tài liệu tham khảo297
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
4
Khách:
0
Số lượng sách:
2949