Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Diễn biến bồi, xói luồng tàu, có xét đến tác động của chân vịt tàu thủy
4.5
1486
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Văn Giáp
ISBN978-604-82-2173-7
ISBN điện tử978-604-82-3353-2
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2017
Danh mụcNguyễn Văn Giáp
Số trang137
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

 

Hiện tượng bồi lấp trở lại luồng tàu đang là một trở ngại lớn cho quá trình vận hành khai thác ở các tuyến vận tải thủy nội địa hiện nay, hàng năm chi phí cho việc nạo vét nhằm đảm bảo ổn định tuyến luồng và an toàn hàng hải là không hề nhỏ. Một thực tế cho thấy, việc nghiên cứu, đánh giá định lượng mức độ bồi lấp trở lại đối với các luồng tàu khu vực cửa biển và trong sông nội địa là vô cùng phức tạp và khó khăn, có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng bồi lấp trở lại luồng tàu như nguyên nhân từ sạt lở hai bên mái luồng tàu, nguyên nhân do tác động sàng lắc của sóng và do các nguyên nhân từ chính dòng sông, từ sạt lở bờ sông, từ sóng ngang lúc tàu chạy, trong đó có nguyên nhân từ sự khuấy động của chân vịt tàu thủy tới lớp bùn cát đáy dẫn đến bồi lấp trở lại luồng tàu từ chính số bùn cát đó.

Khi tàu thủy di chuyển trên tuyến luồng, dưới tác dụng của chân vịt tàu thủy sẽ sinh ra ứng suất đáy tác động lên bề mặt lớp bùn cát đáy luồng, khi ứng suất đáy này vượt quá ứng suất xói tới hạn của lớp phù sa đáy sẽ cuốn phù sa theo luồng nước. Do lượng bùn cát này được cày xới dưới sự cưỡng chế của chân vịt tàu thủy nên khi tàu đi qua, phần lớn lượng bùn cát này sẽ được lắng đọng trở lại gây nên hiện tượng bồi lấp cục bộ trên tuyến luồng tàu chạy. Mức độ khuấy động bùn cát đáy phù thuộc vào nhiều yếu tố như chiều dài tàu, đường kính chân vịt và mã lực tàu, vị trí tàu chạy trên tuyến luồng, điều kiện thủy động lực của môi trường khi bùn cát bắt đầu dịch chuyển, đặc trưng bùn cát của tuyến luồng v.v... Quan sát hình ảnh tàu thủy khi di chuyển trên những tuyến luồng nông, một lượng bùn cát vẩn đục phía sau các con tàu là rất rõ ràng. Quá trình vận chuyển bùn cát do chân vịt tàu có thể ảnh hưởng tới biến đổi địa hình đáy và trầm tích lơ lửng. Cuốn sách này nhằm mục đích giới thiệu tóm tắt cho người đọc một phương pháp, một công cụ để nghiên cứu, đánh giá định lượng ảnh hưởng của chân vịt tàu thủy đến lượng phù sa lơ lửng do hoạt động của tàu thủy. Khối lượng bồi lắng do tàu chạy trên luồng là rất đáng kể và số liệu này cần được xem xét khi dự báo, theo dõi và lập kế hoạch duy tu nạo vét luồng hàng năm, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi vận tải thủy đang ngày một phát triển, đòi hỏi các tuyến luồng ngày càng được khơi sâu và mở rộng, đáp ứng nhu cầu vận tải thủy với khối lượng hàng hóa ngày càng lớn, khả năng vận tải đối với các loại tàu thủy cỡ lớn đi sâu vào các vùng nội địa để bốc dỡ hàng hóa.

 

Xem đầy đủ
Lời nói đầu5
Các ký hiệu viết tắt và giải thích các thuật ngữt7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHỈNH TRỊ CỬA SÔNG 
                        VÀ LUỒNG TÀU7
1.1. Tổng quát7
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về phân loại cửa sông9
1.2.1. Các nghiên cứu về phân loại cửa sông trên thế giới9
1.2.2. Các nghiên cứu về phân loại cửa sông ở Việt Nam11
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về động lực học cửa sông11
1.3.1. Các nghiên cứu về động lực học cửa sông trên thế giới11
1.3.2. Các nghiên cứu về động lực học cửa sông ở Việt Nam13
1.4. Tổng quan các nghiên cứu về chỉnh trị cửa sông và luồng tàu15
1.4.1. Các nghiên cứu về công trình chỉnh trị cửa sông và luồng tàu 
trên thế giới16
1.4.2. Các nghiên cứu về công trình chỉnh trị cửa sông và luồng tàu 
ở Việt Nam18
1.5. Tổng quan các phương pháp nghiên cứu về cửa sông 
và ổn định luồng tàu20
1.5.1. Đặc điểm của các phương pháp nghiên cứu về cửa sông20
1.5.2. Các phương pháp nghiên cứu truyền thống21
1.5.3. Các phương pháp nghiên cứu hiện đại22
1.6. Nhận xét chung về một số thành tựu nghiên cứu cửa sông23
1.7. Một số tồn tại trong các nghiên cứu về chỉnh trị cửa sông và luồng tàu23
CHƯƠNG 2. THIẾT LẬP MÔ HÌNH THỦY THẠCH ĐỘNG LỰC 
TRONG NGHIÊN CỨU CHỈNH TRỊ CỬA SÔNG 
VÀ LUỒNG TÀU25
2.1. Cơ sở lý luận chung về các mô hình toán phục vụ cho nghiên cứu 
chỉnh trị cửa sông và luồng tàu25
2.2. Tổng quan về các mô hình nghiên cứu chỉnh trị cửa sông và luồng tàu26
2.2.1. Tổng quan các mô hình số trị mô phỏng thủy động lực học26
2.2.2. Tổng quan các mô hình nghiên cứu về biến đổi hình thái đáy27
2.2.3. Lựa chọn bộ mô hình để phát triển mô đun tính toán ảnh hưởng 
của chân vịt tàu thủy tới quá trình bồi, xói luồng tàu28
2.3. Bộ mô hình EFDC29
2.4. Thiết lập mô đun nghiên cứu ảnh hưởng của chân vịt tàu thủy 
tới hiện tượng bồi, xói luồng tàu30
2.4.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của chân vịt tàu thủy30
2.4.2. Cơ sở tính ảnh hưởng của chân vịt tàu thủy trong mô hình EFDC36
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN BỒI, XÓI LUỒNG TÀU 
KHU VỰC CỬA LẤP CÓ XÉT ĐẾN TÁC ĐỘNG 
CỦA CHÂN VỊT TÀU THỦY40
3.1. Giới thiệu về Cửa Lấp40
3.1.1. Vị trí, đặc điểm Cửa Lấp40
3.1.2. Hiện trạng bồi, xói và mục đích chỉnh trị Cửa Lấp41
3.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình41
3.2.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình41
3.2.2. Kiểm định mô hình46
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của chân vịt tàu thủy tới quá trình bồi, xói 
luồng tàu khu vực Cửa Lấp47
3.3.1. Chế độ thủy động lực học khu vực Cửa Lấp47
3.3.2. Cơ chế vận chuyển bùn cát tại khu vực Cửa Lấp50
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của chân vịt tàu thủy tới hiện tượng bồi, xói 
               luồng tàu khu vực Cửa Lấp57
3.3.4. Phân tích, đánh giá kết quả tính toán60
3.4. Ứng dụng kết quả tính toán ảnh hưởng của chân vịt tàu thủy 
trong việc bố trí không gian công trình chỉnh trị Cửa Lấp62
3.4.1. Cơ sở bố trí không gian công trình chỉnh trị Cửa Lấp62
3.4.2. Các phương án bố trí công trình chỉnh trị66
3.4.3. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật của công trình chỉnh trị 
có xét đến ảnh hưởng của chân vịt tàu thủy72
PHỤ LỤC78
TÀI LIỆU THAM KHẢO126
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
4
Khách:
0
Số lượng sách:
2949