Tác giả | Trần Thị Kim Nhung |
ISBN điện tử | 978-604-330-070-3 |
Khổ sách | 17x24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2021 |
Danh mục | Trần Thị Kim Nhung |
Số trang | 222 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Động lực nghiên cứu khoa học bàn đến quá trình cá nhân được động viên, định hướng, để nỗ lực, tăng cương và kiên trì theo đuổi hoạt động khoa học. Có thể nhận thấy, trong các nhóm công việc thì để tạo động lực và duy trì động lực cho cá nhân nghiên cứu khoa học ở Việt Nam là khó nhất, gắn với rất nhiều khó khăn khách quan và chủ quan. Nghiên cứu khoa học lại có vai trò quan trọng đối với các cơ sở giáo dục đại học; là yếu tố cấu thành quan trọng để khẳng định uy tín, thương hiệu và xếp hạng của các trường.
Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra động lực nghiên cứu khoa học có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên. Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh rằng có mối tương quan tích cực giữa năng suất nghiên cứu và động lực nghiên cứu (Chandra và cộng sự 2011; Chen và cộng sự, 2006; Tiến, 2000). Cụ thể, những người thể hiện tổng động lực cao hơn thì kết quả/hiệu suất nghiên cứu tốt hơn. Do đó, hạn chế của hoạt động NCKH trên là xuất phát từ thiếu động lực NCKH, phản ánh đội ngũ giảng viên đại học đang thiếu động lực trong NCKH đặc biệt trong CBQT và cho thấy các trường Đại học Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức trong quá trình tiến đến Đại học định hướng nghiên cứu, quá trình hội nhập hóa và quốc tế hóa.
Trong thời gian vừa qua, các trường đại học và các cơ quan hữu quan đã có nhiều chính sách để thúc đẩy hoạt động NCKH trong các trường đại học nhưng kết quả đạt được cũng chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu mong đợi và tiềm năng NCKH, đặc biệt là các công bố quốc tế. Việc tìm hiểu, nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến động lực NCKH của giảng viên để từ đó các nhà quản lý có các giải pháp phù hợp để thúc đẩy động lực NCKH nhằm phát triển hoạt động NCKH của giảng viên là cần thiết.
Để góp phần nhỏ vào công việc trên, tác giả mạnh dạn tập hợp các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực hẹp về động lực của giảng viên đại học khối kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh khu vực Hà Nội để cho ra cuốn sách này.
Cuốn sách phác họa bức tranh tổng thể về động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học khối kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh khu vực Hà Nội. Cuốn sách gồm năm chương và phần phụ lục. Chương 1 trình bày các lý thuyết cơ sở về động lực làm việc, chương 2 tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu về động lực nghiên cứu khoa học của giang viên, chương 3 tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học của một số trường đại học khối kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh khu vực Hà Nội, chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường khối khối kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh khu vực Hà nội và chương 5 bàn về các biện pháp thúc đẩy động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học khối kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh khu vực Hà Nội.Hy vọng cuốn sách này sẽ là công cụ hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý tại các cơ sở giáo dục Đại học trong việc tìm hiểu về động lực và tạo động lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên.