Tác giả | Ninh Quang Hải |
ISBN | 978-604-82-1617-7 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3394-5 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2015 |
Danh mục | Ninh Quang Hải |
Số trang | 228 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Chương trình môn toán cơ sở cấp phổ thông trung học trong những năm gần đây có nhiều thay đổi. Sinh viên theo học các hệ chính quy ở thời điểm hiện tại đã có một nền tảng kiến thức toán với những nét khác biệt so với các thế hệ sinh viên trước đây.
Trong những năm qua, hình thức đào tạo theo tín chỉ đã thay thế phương thức đào tạo theo niên chế. Thời lượng giảng dạy trên lớp đã giảm thiểu rất nhiều, cách giảng bài trên lớp của giảng viên và cách học tập của sinh viên cũng thay đổi theo để phù hợp với yêu cầu mới. Thay thế cho cách học thụ động trước đây, sinh viên giờ đây cần phải tự đọc, tự học, tự biết cách sử dụng tài liệu một cách hiệu quả hơn trong việc phân tích, tổng hợp, tự rút ra những nhận thức cụ thể về những vấn đề gặp phải trong môn học. Kết hợp với bài giảng, sự gợi ý, đinh hướng của giảng viên, thông qua quá trình trao đổi, thảo luận... trên lớp, cũng giúp sinh viên nâng cao và hoàn thiện kiến thức và kỹ năng thực hành cho bản thân.
Trong những năm gần đây, quy mô đào tạo kỹ sư thuộc các chuyên ngành Xây dựng dân dụng, Kỹ thuật hạ tầng, Quản lý đô thi... ngày càng được củng cố, hoàn thiện và phát triển. Giáo trình Giải tích hàm nhiều biến do Bộ môn Toán Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội biên soạn nhằm cung cấp kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc tự học, tiếp thu những nền tảng của môn học, rèn luyện và nâng cao tư duy khoa học, phục vụ thiết thực cho việc học tập các môn khoa học, kỹ thuật khác.
Cuốn sách được viết dựa trên đề cương đã được Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thông qua. Tác giả đã biên soạn dựa trên sự tham khảo rộng rãi các sách về Giải tích toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của các trường đại học thuộc khối kỹ thuật trong những năm gần đây. Để đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm, giáo trình cố gắng trình bày theo một cấu trúc logic, súc tích, mạch lạc, dễ hiểu về những vấn đề cơ bản của Giải tích hàm nhiều biến số, nên chúng tôi có lược bớt một số vấn đề trừu tượng, phức tạp; tuy nhiên, vẫn cố gắng sao cho đảm bảo tính hệ thống tri thức và sự chặt chẽ cần thiết. Các khái niệm, công thức, đinh lý đều được diễn giải chi tiết với những ví dụ minh họa kèm theo. Nhằm giúp sinh viên trong việc tự đọc, nên cuốn sách cố gắng đưa ra một hệ thống các ví dụ đa dạng, phong phú và sắp xếp từ dễ đến khó, minh họa cụ thể cho các vấn đề lý thuyết và thực hành. Ở cuối mỗi chương, giáo trình đều có hệ thống câu hỏi, giúp sinh viên nắm bắt những nội dung cơ bản về lý thuyết, tổng hợp kiến thức vừa học và những vấn đề có liên quan để sinh viên có điều kiện tham khảo thêm các tài liệu, mở rộng sự hiểu biết. Hệ thống bài tập cũng được chọn lọc, sắp xếp tương ứng với phần lý thuyết, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, phù hợp với yêu cầu đặt ra đối với môn học. Hơn nữa, để giúp sinh viên làm bài tập, trong phần này luôn có bài mẫu được giải chi tiết, bài mẫu giải vắn tắt, bài tập chỉ có những gợi ý và những bài tập chỉ có đáp số để sinh viên tự thực hiện.
Lời nói đầu | 3 |
1 Hàm nhiều biến số | 9 |
1.1 Khái niệm về hàm nhiều biến số | 9 |
1.1.1 Tập trong không gian Rn | 9 |
1.1.2 Hàm nhiều biến số - Giới hạn và liên tục | 10 |
1.2 Các mặt bậc hai | 17 |
1.2.1 Mặt tròn xoay | 17 |
1.2.2 Mặt Elipxoit | 18 |
1.2.3 Mặt Hypecboloit một và hai tầng | 18 |
1.2.4 Mặt Paraboloit eliptic và hypecbolic | 19 |
1.2.5 Mặt nón Eliptic | 21 |
1.2.6 Mặt trụ bậc hai | 22 |
1.3 Đạo hàm và vi phân | 22 |
1.3.1 Đạo hàm riêng | 22 |
1.3.2 Vi phân toàn phần | 25 |
1.3.3 Đạo hàm của hàm hợp và hàm ẩn | 28 |
1.3.4 Đạo hàm và vi phân cấp cao | 32 |
1.4 Cực trị hàm nhiều biến | 36 |
1.4.1 Cực trị tự do | 36 |
1.4.2 Cực trị có điều kiện | 40 |
1.4.3 Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm trong một miền đóng | 45 |
1.5 Câu hỏi chương 1 | 47 |
1.6 Bài tập chương 1 | 47 |
2 Hình học vi phân | 53 |
2.1 Hàm véc tơ | 53 |
2.1.1 Khái niệm | 53 |
2.1.2 Giới hạn, liên tục, đạo hàm của hàm véc tơ | 54 |
2.2 Một số vấn đề về đường cong | 55 |
2.2.1 Độ dài đường cong và phương trình tự hàm | 55 |
2.2.2 Tiếp tuyến và pháp diện của đường cong | 57 |
2.2.3 Độ cong, khúc bán kính, khúc tâm, đường tròn chính khúc của đường cong | 58 |
2.2.4 Một số ứng dụng cho đường cong phẳng | 61 |
2.3 Một số vấn đề về mặt cong | 65 |
2.3.1 Khái niệm về tiếp diện và pháp tuyến của mặt cong | 65 |
2.3.2 Phương trình tiếp diện và pháp tuyến của mặt cong | 66 |
2.4 Câu hỏi chương 2 | 68 |
2.5 Bài tập chương 2 | 69 |
3 Tích phân bội | 75 |
3.1 Đinh nghĩa và tính chất của tích phân bội | 76 |
3.1.1 Đinh nghĩa | 76 |
3.1.2 Tính chất của tích phân bội | 78 |
3.2 Tính tích phân kép và tích phân bội ba trong hệ tọa độ Đề Các | 79 |
3.2.1 Tính tích phân kép | 79 |
3.2.2 Tính tích phân bội ba | 84 |
3.3 Đổi biến trong tích phân bội | 89 |
3.3.1 Công thức đổi biến số | 89 |
3.3.2 Các phép đổi biến thường sử dụng trong tích phân kép và tích phân bội ba | 90 |
3.4 Một số ứng dụng hình học và cơ học của tích phân kép và tích phân bội | 99 |
3.4.1 Ứng dụng hình học của tích phân kép | 99 |
3.4.2 Ứng dụng cơ học của tích phân kép và tích phân bội ba | 105 |
3.5 Câu hỏi chương 3 | 111 |
3.6 Bài tập chương 3 | 112 |
4 Tích phân đường và tích phân mặt | 123 |
4.1 Tích phân đường loại một | 123 |
4.1.1 Đinh nghĩa | 123 |
4.1.2 Tính chất | 124 |
4.1.3 Cách tính tích phân đường loại một | 124 |
4.1.4 Ứng dụng cơ học của tích phân đường loại một | 128 |
4.2 Tích phân đường loại hai | 129 |
4.2.1 Định nghĩa | 129 |
4.2.2 Tính chất | 130 |
4.2.3 Ý nghĩa cơ học của tích phân đường loại hai | 131 |
4.2.4 Cách tính tích phân đường loại hai | 132 |
4.2.5 Mối liên hệ giữa hai loại tích phân đường | 136 |
4.2.6 Công thức Green | 136 |
4.3 Tích phân mặt loại một | 144 |
4.3.1 Định nghĩa | 144 |
4.3.2 Cách tính tích phân mặt loại một | 144 |
4.4 Tích phân mặt loại hai | 148 |
4.4.1 Mặt đinh hướng | 148 |
4.4.2 Định nghĩa tích phân mặt loại hai | 149 |
4.4.3 Ý nghĩa cơ học của tích phân mặt loại hai | 150 |
4.4.4 Cách tính tích phân mặt loại hai | 151 |
4.4.5 Công thức Stokes | 155 |
4.4.6 Công thức Ostrogradsky | 158 |
4.5 Câu hỏi chương 4 | 163 |
4.6 Bài tập chương 4 | 164 |
5 Phương trình vi phân | |
5.1 Phương trình vi phân cấp một | 177 |
5.1.1 Phương trình khuyết | 177 |
5.1.2 Các phương trình đưa về dạng phân ly biến số | 180 |
5.1.3 Phương trình vi phân toàn phần | 184 |
5.1.4 Phương trình vi phân tuyến tính và tuyến tính hóa được cấp một | 187 |
5.2 Phương trình vi phân cấp hai | 192 |
5.2.1 Phương trình vi phân khuyết | 192 |
5.2.2 Phương trình vi phân tuyến tính cấp hai | 194 |
5.2.3 Phương trình vi phân tuyến tính cấp hai có hệ số hằng số | 200 |
5.3 Hệ phương trình vi phân cấp một | 208 |
5.3.1 Các khái niệm | 208 |
5.3.2 Mối liên hệ giữa hệ phương trình vi phân chuẩn tắc cấp một và phương trình vi phân cấp cao | 209 |
5.3.3 Hệ phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất hệ số hằng | 211 |
5.4 Câu hỏi chương 5 | 218 |
5.5 Bài tập chương 5 | 219 |
Tài liệu tham khảo | 228 |