Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Giáo trình cây xanh đô thị
4.5
2526
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảPhạm Anh Dũng
ISBN2013-28
ISBN điện tử978-604-82-3968-8
Khổ sách19 x 27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2013
Danh mụcPhạm Anh Dũng
Số trang125
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Xây dựng được các không gian “xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại” là mục tiêu phấn đấu cấp thiết của mọi người chúng ta trong giai đoạn hiện tại. Mục tiêu ấy cũng là điều cơ bản để có được một không gian sống trong lành, tiện nghi, không ô nhiễm; một cuộc sống tươi đẹp, phong phú trong một không gian có giá trị thẩm mỹ cao.

Đối với Việt Nam, cuộc chiến tranh thống nhất đất nước đã đi qua gần 4 thập niên, một thời gian đủ dài cho mọi cải cách về quản lý, kinh tế, xã hội, môi trường, cảnh quan…, nhưng vấn đề quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với bất kỳ nơi nào trên thế giới trong phát triển, chính là hệ thống cây xanh, lại chưa được chú ý phát triển. Nhìn chung, tại Việt Nam, một số không gian sống của cư dân, nhất là tại các đô thị, hệ thống cây xanh ít được quan tâm. Do đó, hiện tượng thiếu cây xanh công viên, vườn hoa, đường phố, hoặc bố trí qua loa, đại khái v.v… trở thành khá phổ biến tại nhiều đô thị Việt Nam, trong số đó có thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, muốn hội nhập vào xu thế thời đại, các đô thị Việt Nam cần có những nghiên cứu khả thi về giải pháp cây xanh hoàn chỉnh cho toàn đô thị.

Cây xanh là một bộ phận quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên, rất cần thiết trong đời sống mọi sinh vật, trong đó có con người. Nó càng có ý nghĩa quan trọng hơn, khi mà điều kiện môi trường đô thị ngày càng xấu đi do quá trình đô thị hoá, cây xanh trở thành yêu cầu quan trọng nhằm cải thiện môi sinh.

Vai trò của thiết kế cây xanh trong quy hoạch đô thị còn là thiết kế công viên, các loại vườn, đường trồng cây, dãy cách ly, rừng phòng hộ… chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống cây xanh thống nhất. Vì vậy quy hoạch cây xanh thường gắn liền với quy hoạch thành phố, quy hoạch vùng và quy hoạch lãnh thổ.

Hẹp hơn, trong công tác thiết kế dân dụng - công nghiệp, cây xanh có vai trò quan trọng tạo sự liên kết hài hòa giữa công trình kiến trúc với bao cảnh thiên nhiên. Đồng thời đó cũng là yếu tố cơ bản trong việc bố cục không gian đô thị. Cây xanh trở thành phần quan trọng trong bố cục kiến trúc.

Cùng kết hợp với cây xanh, các yếu tố tạo cảnh khác như địa hình, mặt nước, kiến trúc… là các nhân tố cấu thành cảnh quan.

Như vậy, một khi cây xanh được nhìn nhận là yếu tố rất quan trọng và cần thiết đối với mọi sinh vật thì nhu cầu nghiên cứu và phát triển hệ thống cây xanh là điều tất yếu. Các biện pháp, chính sách và công cụ quản lý cây xanh phải được xúc tiến để duy trì và nâng cao số lượng, chất lượng cây xanh.

Được sự động viên của trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Cây xanh đô thị được biên soạn nhằm phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu về cây xanh, trước hết là đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật Đô thị ở trường Đại học Kiến trúc, đồng thời làm tài liệu tham khảo rộng rãi cho các ngành về quy hoạch, môi trường và một số ngành học có liên quan khác. Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa cây xanh và đời sống con người, các tác động của cây xanh lên môi trường sống, tầm quan trọng của cây xanh đối với sự hình thành cảnh quan đô thị…

 

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời mở đầu

3

Danh mục viết tắt

5

Chư­ơng 1. Một số khái niệm cơ bản 
1.1. Tổng quan về cây xanh đô thị

7

1.2. Khái niệm về cây xanh đô thị

8

1.3. Tác dụng của cây xanh đối với đô thị

10

1.3.1. Cải thiện vi khí hậu

10

1.3.2. Làm trong lành môi tr­ường

16

1.3.3. Cây xanh góp phần hoàn thiện môi sinh

22

1.3.4. Cây xanh góp phần hoàn thiện hệ thống văn hóa xã hội đô thị

27

1.3.5. Cây xanh góp phần hình thành hệ thống cảnh quan đô thị

28

1.3.6. Tác dụng khác của cây xanh

31

Chư­ơng 2. Ph­ơng pháp quy hoạch và thiết kế cây xanh 
2.1. Yêu cầu pháp lý, chính sách cho việc quy hoạch và thiết kế cây xanh đô thị

32

2.2. Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng

33

2.3. Yêu cầu quy hoạch và thiết kế cây xanh sử dụng công cộng đô thị

36

2.3.1. Yêu cầu đối với các loại cây trồng công cộng

38

2.3.2. Phối kết các loại cây trồng công cộng

39

2.4. Cây xanh đ­ường phố

40

2.4.1. Tiêu chuẩn cây xanh đ­ường phố

40

2.4.2. Quy cách cây xanh đường phố

40

2.4.3. Tỷ lệ cây xanh đường phố

41

2.5. Cây xanh cách ly giữa khu công nghiệp và khu dân dụng

41

2.5.1. Các dãy cây xanh cách ly theo mức độ độc hại trong vòng đai 
          cách ly giữa khu công nghiệp và khu dân dụng

42

2.5.2. Cách bố trí cây xanh cách ly giữa khu công nghiệp và khu dân dụng

43

2.6. Các yếu tố quan trọng ảnh h­ưởng đến quy hoạch và thiết kế cây xanh đô thị

44

2.6.1. Không gian sinh trưởng của cây xanh đô thị

44

2.6.2. Đất trồng cây xanh đô thị

46

2.6.3. Yếu tố khí hậu

46

2.6.4. Yếu tố ô nhiễm

46

2.6.5. Tác động của con người

49

2.7. Một số công viên, v­ườn hoa tiêu biểu trong hệ thống cây xanh trên thế giới

49

2.7.1. Công viên Butchart - Canada

50

2.7.2. Công viên Keukenhof - Hà Lan

50

2.7.3. Công viên Golden Gate - Hoa Kỳ

51

2.7.4. Công viên Royal Botanic - Anh

51

2.7.5. Vư­ờn hoa Chanticleer Wayne - Pennsylvania

52

2.7.6. Công viên the Huntington Botanical - California

52

2.7.7. Công viên GrandPark - Chicago

53

2.7.8. Công viên The Dallas Arboretum

53

2.7.9. Công viên Skagit - Washington

54

2.7.10. Công viên Tô Châu - Trung Quốc

54

Ch­ơng 3. Quy trình triển khai vấn đề phát triển cây xanh đô thị 
3.1. Định nghĩa về quy hoạch và thiết kế cây xanh đô thị

55

3.1.1. Quy hoạch cây xanh đô thị

55

3.1.2. Thiết kế cây xanh đô thị

56

3.2. Các nguyên tắc chung trong quy hoạch cây xanh và hoàn thành bản vẽ
        quy hoạch cây xanh đô thị

56

3.2.1. Nguyên tắc thiết kế, quy hoạch cây xanh đô thị

56

3.2.2. Hoàn thành bản vẽ quy hoạch cây xanh đô thị

61

3.3. Giới thiệu một số giải pháp cơ bản trong thiết kế cây xanh đô thị

62

3.3.1. Thiết kế cây xanh công viên

62

3.3.2. Giải pháp cơ bản khi thiết kế vư­ờn hoa

66

3.3.3. Giải pháp cơ bản khi thiết kế cây xanh v­ờn dạo (v­ờn hoa nhỏ)

67

3.3.4. Giải pháp cơ bản khi thiết kế cây xanh đư­ờng phố và quảng trường

68

3.3.5. Giải pháp cơ bản khi thiết kế cây xanh khu nhà ở

74

3.3.6. Giải pháp thiết kế cây xanh cho các công trình chuyên dụng

77

3.3.7. Giải pháp thiết kế cây xanh khu công nghiệp

83

3.3.8. Giải pháp thiết kế cây xanh rừng phòng hộ và các dãy cây xanh cách ly

92

3.4. Giới thiệu một dự án nhỏ để tham khảo

96

3.4.1. Phân tích thiết kế công viên

96

3.4.2. Thiết kế khuôn viên v­ườn theo ý chủ đầu t­ư

97

3.4.3. Thiết kế cây xanh cụ thể cho dự án

99

3.5. Quản lý cây xanh và vai trò của cộng đồng

110

3.5.1. Phân cấp quản lý công viên và cây xanh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

111

3.5.2. Quản lý công viên

111

3.5.3. Quản lý cây xanh trồng trên đ­ờng phố

113

3.5.4. Vai trò của cộng đồng trong việc quản lý cây xanh

114

3.6. Nhóm một số loài cây thông dụng dùng tham khảo trong thiết kế 
       cây xanh đô thị

115

3.6.1. Nhóm cây xanh đư­ờng phố - cây bóng mát, hoa đẹp

115

3.6.2. Nhóm cây lấy trái (một số loài phổ biến)

116

3.6.3. Nhóm cây có hoa làm cảnh (một số loài thông dụng)

116

3.6.4. Nhóm cây gỗ thân cột làm cảnh

117

3.6.5. Nhóm cây leo làm cảnh

118

3.6.6. Nhóm cây bonsai

118

3.6.7. Nhóm cây trang trí nội thất

119

3.6.8. Nhóm thực vật thuỷ sinh

120

3.6.9. Thảm cây trang trí nền và cỏ

120

3.6.10. Các loại cây trồng cho các khu đô thị (tham khảo)

121

Tài liệu tham khảo

124

 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
4
Khách:
0
Số lượng sách:
2949