Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Giáo trình khai thác và thí nghiệm cầu
4.5
1903
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảGS.TS. Hoàng Phương Hoa
ISBN978-604-82-3119-4
ISBN điện tử978-604-82-3496-6
Khổ sách19x27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcGS.TS. Hoàng Phương Hoa
Số trang300
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Ngay sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, chúng ta đã bắt tay ngay vào công cuộc tái thiết đất nước. Một trong những lĩnh vực được Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển hàng đầu đó là các công trình phục vụ giao thông vận tải. Một loạt công trình cầu bê tông cốt thép, cầu thép được thiết kế và xây dựng trên khắp mọi miền của Tổ quốc.

Tuy nhiên, sau gần 40 năm phục vụ, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, hầu hết các công trình đã xuống cấp cần phải có các biện pháp sửa chữa, gia cố hoặc tăng cường khả năng chịu lực mới đảm bảo việc khai thác an toàn. Nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp các công trình có rất nhiều. Ở đây, tác giả chỉ liệt kê một số nguyên nhân chính, đó là: do ảnh hưởng của môi trường làm việc của các công trình, do trong quá trình thi công không đảm bảo chất lượng, do thiết kế còn có những sai sót hoặc do tải trọng và lưu lượng tải trọng tăng đáng kể so với thiết kế ban đầu...

Giáo trình Khai thác và Thí nghiệm cầu được biên soạn nhằm mục đích làm tài liệu học tập chính cho các sinh viên hệ Đại học và Cao đẳng chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng Công trình Giao thông ở những năm cuối của chương trình học tập. Ngoài ra, sinh viên các ngành: Kỹ thuật xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Kỹ thuật xây dựng Thủy lợi - Thủy điện cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho phong phú hơn kiến thức chung về quản lý và khai thác hiệu quả các công trình xây dựng.

Giáo trình được biên soạn dựa trên: Chủ trương xây dựng hệ thống giáo trình cho nhà trường của Lãnh đạo Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng; Nghị quyết của Hội nghị Công nhân viên chức Khoa Xây dựng Cầu đường về việc viết giáo trình các học phần phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên; Biên bản họp Bộ môn Cầu - Hầm ngày 23 tháng 01 năm 2015 về việc phân công cán bộ của Bộ môn viết giáo trình phục vụ giảng dạy; Sách tham khảo “Khai thác, sửa chữa - Gia cố công trình cầu” của cùng tác giả biên soạn năm 2012 và tài liệu của nhiều tác giả, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã biên soạn cùng lĩnh vực nghiên cứu.

Mã học phần của môn học đã được nhà trường phê duyệt đó là: 1091143, số tín chỉ của học phần 02 tín chỉ, tên của học phần Khai thác và Thí nghiệm cầu.

Nội dung của cuốn sách bao gồm công tác quản lý, công tác kiểm tra, kiểm định, sửa chữa, tăng cường công trình. Trong mỗi công tác đều được phân tích đánh giá và nêu các bước tiến hành. Người đọc có thể tổng hợp để đưa ra các phương pháp hữu hiệu nhằm xử lý, sửa chữa, tăng cường các công trình một cách có hiệu quả kinh tế - kỹ thuật nhất. Ngoài những phần trên, trong cuốn sách này, tác giả cũng đi sâu giới thiệu hai biện pháp mà hiện nay trên thế giới đang áp dụng để sửa chữa, gia cố, tăng cường các công trình cầu. Đó là các biện pháp tính toán dùng tấm dán bằng vật liệu composite gia cố công trình và biện pháp sử dụng bê tông tự đầm trong việc sửa chữa, cải tạo các công trình cầu bằng bê tông cốt thép.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu

3

Danh mục từ viết tắt

5

Chương 1. Khai thác cầu 
1.1. Công tác tổ chức công trình giao thông

7

1.1.1. Công tác tổ chức

7

1.1.2. Nội dung quản lý cầu

10

1.2. Công tác quản lý công trình giao thông

10

1.2.1. Công tác quản lý hồ sơ cầu

10

1.2.2. Những chỉ tiêu cần đưa vào hồ sơ quản lý cầu

11

1.2.3. Công tác quản lý tình trạng kỹ thuật của công trình cầu

12

1.2.4. Kiểm tra ảnh hưởng của môi trường ăn mòn 
đối với công trình cầu

36

1.2.5. Phân loại chất lượng cầu

38

1.2.6. Yêu cầu về hồ sơ kiểm tra các hư hỏng, khuyết tật của cầu

39

1.3. Phương pháp quản lý cầu

41

1.3.1. Những quy định về công tác kiểm tra cầu theo ESCAP

41

1.3.2. Những quy định về công tác kiểm tra công trình cầu

42

1.3.3. Kiểm tra hậu quả của động đất, lũ lụt hoặc cháy nổ

44

1.3.4. Sơ bộ phân cấp hạng trạng thái kỹ thuật cầu

44

1.4. Bài tập chương 1

45

Chương 2. Thí nghiệm cầu 
2.1. Những vấn đề chung và các phương pháp thí nghiệm cầu

46

2.1.1. Nội dung của đề cương thí nghiệm cầu

46

2.1.2. Các phương pháp thí nghiệm

48

2.1.3. Tải trọng thử và các sơ đồ tải trọng đo ứng suất và độ võng

49

2.1.4. Tải trọng thử và các sơ đồ tải trọng đo dao động kết cấu nhịp, đo dao động và chuyển vị mố trụ

56

2.2. Đo ứng suất

60

2.2.1. Nguyên lý đo ứng suất

60

2.2.2. Các loại máy đo ứng suất

61

2.2.3. Bố trí điểm đo

67

2.2.4. Xử lý số liệu

70

2.2.5. Phân tích số liệu

72

2.3. Đo độ võng

76

2.3.1. Nguyên lý đo độ võng

76

2.3.2. Các loại máy đo

77

2.3.3. Bố trí điểm đo

81

2.3.4. Xử lý số liệu

82

2.3.5. Phân tích kết quả đo độ võng

84

2.4. Đo dao động

86

2.4.1. Nguyên lý đo dao động

86

2.4.2. Các loại máy đo dao động

86

2.4.3. Bố trí điểm đo

89

2.4.4. Xử lý số liệu

90

2.4.5. Phân tích số liệu đo dao động

92

2.5. Thí nghiệm vật liệu

93

2.5.1. Thí nghiệm phá hoại mẫu

94

2.5.2. Thí nghiệm không phá hoại mẫu

98

2.6. Báo cáo kết quả thí nghiệm

110

2.6.1. Căn cứ lập báo cáo kết quả thí nghiệm

110

2.6.2. Giới thiệu về cầu

110

2.6.3. Hiện trạng cầu

110

2.6.4. Tải trọng thử và các sơ đồ tải trọng

110

2.6.5. Bố trí điểm đo

111

2.6.6. Kết quả đo

111

2.6.7. Kết quả kiểm toán

113

2.6.8. Kết luận và kiến nghị

113

2.7. Kiểm toán cầu cũ

114

2.7.1. Phương pháp thứ nhất

114

2.7.2. Phương pháp thứ hai

116

2.8. Bài tập chương 2

124

Chương 3. Sửa chữa và gia cố cầu 
3.1. Vật liệu dùng sửa chữa và gia cố cầu

125

3.1.1. Xi măng

125

3.1.2. Cát vàng

125

3.1.3. Đá dăm

126

3.1.4. Nhựa êpoxy

126

3.1.5. Chất hóa dẻo

127

3.1.6. Chất hóa rắn

127

3.1.7. Chất độn

127

3.1.8. Keo êpoxy

128

3.1.9. Vữa polymer

130

3.1.10. Bê tông polymer

131

3.1.11. Bê tông tự đầm

132

3.1.12. Tấm sợi vật liệu composite

137

3.2. Sửa chữa các hư hỏng ở cầu bê tông cốt thép thường 
và cầu bê tông cốt thép ứng suất trước

142

3.2.1. Các hư hỏng thường gặp

142

3.2.2. Sửa chữa tình trạng rỗ bê tông

142

3.2.3. Nứt bê tông

144

3.2.4. Vỡ bê tông, tróc mảng bê tông để lộ cốt thép, 
cốt thép để lộ ra đã bị gỉ

148

3.2.5. Cường độ của bê tông suy giảm

152

3.2.6. Cáp dự ứng lực ngang bị hỏng

153

3.2.7. Thấm nước

154

3.3. Sửa chữa mố trụ cầu

155

3.3.1. Các hư hỏng thường gặp ở mố, trụ

155

3.3.2. Nứt bê tông ở mố, trụ

155

3.3.3. Bê tông bị ăn mòn, bị phong hóa, cường độ bê tông suy giảm

157

3.3.4. Cột thép, cọc thép bị gỉ

157

3.3.5. Xói lở, lún sụt

158

3.4. Sửa chữa cầu vòm bê tông, cống

162

3.4.1. Sửa chữa cầu đá, cầu vòm bê tông

162

3.4.2. Sửa chữa cống

162

3.5. Sửa chữa cầu bê tông cốt thép bằng cách dán bản thép

163

3.5.1. Mục đích của việc dán bản thép

163

3.5.2. Vật liệu

164

3.5.3. Phương pháp dán bản thép

164

3.6. Sửa chữa các hư hỏng của dầm thép bản kê, cầu dầm thép 
liên hợp với bản bê tông cốt thép, cầu giàn thép

167

3.6.1. Các hư hỏng thường gặp

167

3.6.2. Gỉ kết cấu thép

168

3.6.3. Nứt kết cấu thép

170

3.6.4. Cong, vênh

171

3.6.5. Hư hỏng ở liên kết (bulông cường độ cao, đinh tán, đường hàn)

173

3.6.6. Thay thế một thanh giàn đã bị hư hỏng

175

3.6.7. Thay thế bản nút giàn đã hư hỏng

177

3.7. Giới thiệu công tác gia cố công trình cầu

179

3.8. Cơ sở gia cường công trình cầu

180

3.8.1. Công tác thu thập tài liệu

180

3.8.2. Điều tra đánh giá hiện trạng và các hư hỏng của công trình cầu

181

3.8.3. Kiểm toán cầu

181

3.8.4. Xác định bộ phận cần tăng cường và chọn giải pháp tăng cường

182

3.9. Tăng cường kết cấu cầu bê tông cốt thép thường 
và bê tông cốt thép ứng suất trước

182

3.9.1. Tăng cường kết cấu nhịp bê tông cốt thép thường bằng cách 
thêm cốt thép chủ vào khu vực chịu kéo của bê tông

182

3.10. Tăng cường kết cấu nhịp bê tông cốt thép thường 
bằng dán bản thép

184

3.10.1. Dán bản thép tăng cường sức kháng uốn

185

3.10.2. Dán bản thép tăng cường sức kháng cắt

186

3.10.3. Một số vấn đề cần chú ý trong việc áp dụng 
công nghệ dán bản thép

187

3.11. Công nghệ dán tấm vật liệu composite tăng cường khả năng 
chịu lực của công trình cầu

188

3.11.1. Một số nguyên nhân dẫn đến hư hỏng 
kết cấu bê tông cốt thép

188

3.11.2. Giới thiệu chung về công nghệ dán tấm vật liệu composite

191

3.11.3. Cấu trúc và đặc trưng cơ học của vật liệu FRP

192

3.11.4. Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm tính toán tăng cường

199

3.11.5. Tính toán sức kháng uốn, sức kháng cắt của dầm bê tông

200

3.11.6. Tính toán tăng cường sức kháng uốn của dầm bê tông cốt thép khi sử dụng tấm FRP theo 22TCN272-05

206

3.11.7. Tính toán tăng cường sức kháng cắt cho dầm BTCT 
bằng tấm vật liệu FRP

218

3.11.8. Kiểm tra ứng suất theo tải trọng khai thác

222

3.12. Đánh giá công nghệ dán tấm vật liệu FRP 
và triển vọng áp dụng tại Việt Nam

224

3.12.1. Những đặc tính của vật liệu TyfoÒ FibrwrapÒ 
Composite Systems

224

3.12.2. Thí nghiệm kiểm tra đặc trưng cơ học 
của vật liệu Tyfo® Composite

225

3.12.3. Yêu cầu thí nghiệm kiểm tra đặc trưng cơ học 
của vật liệu Tyfo® Composite

226

3.12.4. Ứng dụng vật liệu TyfoÒ FibrwarpÒ Composite Systems 
trên thế giới

226

3.12.5. Các tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật tăng cường kết cấu BTCT bằng vật liệu FRP

227

3.12.6. Quy trình thiết kế tăng cường công trình xây dựng 
khi sử dụng tấm vật liệu FRP

228

3.12.7. Công nghệ dán tấm vật liệu FRP

230

3.12.8. Các chú ý khi thi công tăng cường kết cấu 
bằng tấm vật liệu FRP

233

3.12.9. Thiết bị thi công

234

3.13. Tăng cường kết cấu bằng dự ứng lực căng ngoài

236

3.14. Gia cố cầu thép

237

3.14.1. Biện pháp làm giảm tĩnh tải

237

3.14.2. Tăng cường bằng trụ tạm

238

3.14.3. Tăng cường bằng thanh căng hoặc tăngđơ

239

3.14.4. Tăng cường kết cấu bằng cách thêm vật liệu cho cấu kiện

241

3.14.5. Tăng cường kết cấu nhịp thép bằng dự ứng lực căng ngoài

244

3.14.6. Một số điểm cần lưu ý khi tính toán tăng cường cầu thép

245

3.15. Tăng cường mố trụ cầu

246

3.15.1. Tăng cường xà mũ và thân trụ

246

3.15.2. Làm thêm trụ tạm

248

3.15.3. Tăng cường mố, trụ bằng cách thêm cọc, mở rộng đáy bệ

248

3.16. Bê tông tự đầm

250

3.16.1. Khái quát về bê tông tự đầm

250

3.16.2. Tổng quan về bê tông tự đầm trên thế giới

251

3.16.3. Tình hình nghiên cứu ứng dụng bê tông tự đầm tại Việt Nam

258

3.17. Thiết kế cấp phối bê tông tự đầm

260

3.17.1. Yêu cầu của bê tông tự đầm

260

3.17.2. Thành phần vật liệu của BTTĐ

261

3.17.3. Thiết kế thành phần cấp phối BTTĐ

265

3.17.4. Thí nghiệm đánh giá khả năng làm việc của BTTĐ

268

3.17.5. Thiết kế thành phần cấp phối - Đánh giá chất lượng BTTĐ 
thi công tại trạm trộn và phòng thí nghiệm

273

3.17.6. Ứng dụng bê tông tự đầm trong công tác sửa chữa - gia cố 
công trình xây dựng

281

3.18. Bài tập chương 3

287

Tài liệu tham khảo

289

Chỉ mục chủ đề

293

  
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
4
Khách:
0
Số lượng sách:
2949