Tác giả | Nguyễn Hoàng Mai |
ISBN | 978-604-82-3042-5 |
ISBN điện tử | 978-604-82-6234-1 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2016 |
Danh mục | Nguyễn Hoàng Mai |
Số trang | 280 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Đo lường là lĩnh vực rất quan trọng đối với khoa học kỹ thuật. Nó luôn đi song song với các lĩnh vực khoa học, công nghệ khác để cung cấp những thông tin về đối tượng, phục vụ cho công tác nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất. Vì vậy, trong hoạt động khoa học công nghệ, đo lường luôn chiếm vị trí đầu tiên.
Đo các đại lượng điện, bao gồm các thông số, tham số là những phép đo cơ bản và rất cần thiết đối với kỹ thuật điện, vấn đề đo lường không chỉ dừng lại ở cho sử dụng được các dụng cụ đo mà còn phải xử lý tập hợp số liệu đo được để đưa đến sai số đo nhỏ nhất. Hiện tại, lĩnh vực đo lường nhằm giải quyết các bài toán:
- Bài toán đo lường và thu thập số liệu (measurement and acquisition data);
- Bài toán kiểm tra giám sát (supervisor and monitor);
- Bài toán đánh giá xử lý số liệu đo (estimate);
- Bài toán chẩn đoán (diagnosis);
- Bài toán dự báo (prediction);
- Bài toán hệ thống truyền dẫn kết nối (communication);
- Bài toán nhận dạng (identification).
Hiện nay, cùng với sự phát triển của thiết bị trang bị cho ngành điện, việc trang bị những kiến thức về đo lường cũng rất cần thiết.
Bên cạnh những thiết bị đo, còn phải quan tâm đến các phép đo, phương pháp đo, điều kiện đo... Do vậy, đo lường không chỉ đơn giản là chỉ biết sử dụng dụng cụ. Cùng với sự phát triển của công nghệ và công cụ tính toán, các thiết bị đo lường hiện đại tích hợp các phần đo và phần xử lý số liệu vào trong một cấu trúc, nên đã mang lại nhiều tiện lợi cho các kỹ thuật viên đo lường. Nhưng dù thiết bị có hoàn hảo đến đâu, cũng phải cần có con người giám sát, xử lý chuỗi kết quả mà thiết bị đo mang lại.
Cuốn sách "Giáo trình điện tử và đo lường điện" trình bày các phương pháp đo thông số và tham số điện trong kỹ thuật điện, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Nó dùng được cho kỹ sư và các bậc đào tạo thấp hơn như cao đẳng nghề. Bên cạnh những thiết bị đo có nguyên lý kinh điển, tác giả đã cố gắng giới thiệu thêm một số kỹ thuật đo hiện đại hiện đang sử dụng trong các thiết bị điện của ngành điện. Song song với lý thuyết, cuốn sách cũng đề xuất nhiều ví dụ có tính thực tiễn kết hợp với phương pháp tính toán, nhằm cung cấp cho người đọc khả năng xử lý số liệu và kỹ năng thao tác, thu thập kết quả đo lường.
MỤC LỤC | |
Lời nói đầu | 3 |
Bảng chữ cái viết tắt | 5 |
Chương 1. Những vấn đề chung về đo lường và thiết bị đo | 6 |
1.1. Định nghĩa và phân loại phép đo | 6 |
1.2. Phương pháp đo | 8 |
1.3. Cấu trúc chung của thiết bị đo | 11 |
1.4. Các đặc trưng của thiết bị đo | 15 |
1.5. Sai số trong đo lường | 19 |
1.6. Chuyển đổi đo lường và cảm biến | 25 |
1.7. Các mạch đo cơ bản | 36 |
1.8. Một số cơ cấu chỉ thị | 47 |
Chương 2. Đo dòng điện | 56 |
2.1. Khái niệm chung | 56 |
2.2. Sóng hài trong đo dòng điện | 60 |
2.3. Đo dòng điện nhỏ | 66 |
2.4. Đo dòng điện lớn | 68 |
2.5. Các kiểu biến dòng | 77 |
2.6. Đo dòng bằng quang học | 79 |
2.7. Phân tích sai số và hiệu chỉnh biến dòng | 88 |
Chương 3. Đo điện áp | 97 |
3.1. Khái niệm chung | 97 |
3.2. Dụng cụ đo điện áp | 99 |
3.3. Đo điện áp bằng phương pháp so sánh | 102 |
3.4. Đo điện áp một chiều bằng phương pháp số | 109 |
3.5. Đo điện áp cao | 120 |
3.6. Đo điện áp xung cao áp | 131 |
Chương 4. Đo công suất và năng lượng | 149 |
4.1. Khái niệm chung | 149 |
4.2. Đo công suất tác dụng trong mạch một chiều và xoay chiều một pha | 152 |
4.3. Đo năng lượng trong mạch xoay chiều một pha | 163 |
4.4. Đo công suất và năng lượng trong mạch ba pha | 174 |
4.5. Đo công suất phản kháng mạch xoay chiều một pha | 178 |
4.6. Đo công suất và năng lượng phản kháng mạch ba pha | 180 |
4.7. Đo công suất và năng lượng trong mạch có ct và vt | 182 |
4.8. Sai số đo công suất và năng lượng qua vt và ct | 183 |
4.9. Đo công suất qua hàm hỗ tương quan | 184 |
Chương 5. Đo thông số mạch điện | 189 |
5.1. Những vấn đề chung | 189 |
5.2. Đo điện trở nhỏ | 190 |
5.3. Đo điện trở trung bình | 193 |
5.4. Đo điện trở lớn | 198 |
5.5. Đo điện trở đất | 201 |
5.6. Đo điện cảm và hỗ cảm | 205 |
5.7. Đo điện dung và góc tổn hao | 212 |
5.8. Đo cách điện thiết bị điện | 217 |
5.9. Xác định điểm chạm đất cáp ngầm | 222 |
Chương 6. Đo thời gian, tần số và góc pha | 228 |
6.1. Khái niệm chung | 228 |
6.2. Đo thời gian và chu kỳ | 231 |
6.3. Đo tần số thấp | 233 |
6.4. Đo tần số cao | 242 |
6.5. Đo góc pha | 246 |
Chương 7. Đo đại lượng từ | 254 |
7.1. Những vấn đề chung về từ trường | 254 |
7.2. Các phương pháp đo các đại lượng từ | 259 |
Tài liệu tham khảo | 276 |