Tác giả | Nguyễn Doãn Ý |
ISBN | 2005-gtlbh |
ISBN điện tử | 978-604-82-5515-2 |
Khổ sách | 19 x 27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2005 |
Danh mục | Nguyễn Doãn Ý |
Số trang | 150 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và kĩ thuật hiện đại. Việc mô tả chính xác các hiện tượng tự nhiên, các trạng thái củaa vật thể: rắn, lỏng, khí, cũng như các trạng thái trung gian như: đàn hồi; đàn hồi - dẻo; dẻo, chảy, nhớt - đàn - dẻo; đàn - nhớt, đàn - dẻo - nhớt; huyền phù; nhũ tương, rão, bò... Đòi hỏi cần phải có một công cụ mới mà các công cụ toán cơ thông thường đà tỏ ra kém hữu hiệu.
Lưu biến học sẽ cung cấp thêm cho các nhà cơ học nói riêng, các nhà kĩ thuật nói chung một công cụ đặc sắc để mô tả các hiện tượng phức tạp trong tự nhiên chính xác hơn, từ đó để ra được các bước giải quyết các vấn đề kĩ thuật, công nghệ một cách tối ưu hơn.
Lưu biến học còn là một cầu nối quan trọng đối với các ngành cơ học, nó giải quyết được những vấn đề biên của cơ học, như hiện tượng bò, rão trạng thái đàn hồi, dẻo, nhớt, các trạng thái trung gian của nó.
Ngày nay lí thuyết lưu biến đã dược áp dụng rất rộng rãi, từ các ngành kĩ thuật cơ khí, hoá chất, dầu khí, đóng tầu, luyện kim đến thuỷ sản, chế biến thực phẩm, y dược học... và ngày càng chứng tỏ tính ưu việt cũng như hiệu quả rất to lớn khi áp dụng lí thuyết này mang lại.
Cuốn sách này được trình bày trong 12 chương, nhằm trang bị cho các kĩ thuật viên làm tài liệu tra cứu ứng dụng trong sản xuất thực tế. Đồng thời cũng cung cấp nội dung cơ bản. làm cơ sở để giảng viên tham khảo, cũng như giúp các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ứng dụng phát triển trong các luận văn và giải quyết để tài thực tế đặt ra. Nó cũng là tài liệu chính được sử dụng làm giáo trình Lưu biến học trong Trường Đại học Bách Khoa Hà nội hiện nay.
Trong quá trình biên soạn giáo trình này tác giả đã cố gắng tham khảo tài liệu liên quan, các môn học liên quan, nhằm mang lại cho bạn đọc nội dung cơ bản, cô đọng nhất, những ứng dụng thực tế sao cho dễ hiểu, dễ áp dụng.
Tuy nhiên do biên soạn lần đầu, trình độ có hạn nên khó tránh khỏi sai sót, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của hạn đọc để lần tái bản cuốn sách dược hoan chỉnh hơn. Trong quá trình biên soạn tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của các đổng nghiệp Bộ môn Máy và Ma sát học, đặc biệt là sự giúp đỡ quý báu vớ tư của GS. vs. Nguyễn Anh Tuấn, Th.s. Hoàng Xuân Lấn và Mạc Văn Khoát - Đại học Bách khoa - Hà Nội.
MỤC LỤC | |
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. Khái niệm về lưu biến học | |
1.1. Một số định nghĩa | 5 |
1.2. Các phần tử cơ học | 7 |
1.3. Một số khái niệm về động học cổ điển | 8 |
1.4. Khái niệm về động lực học | 10 |
1.5. Các hệ thức năng lượng | 10 |
1.6. Phương pháp lưu biến | 12 |
Chương 2. Các công cụ toán học của lưu biến học | |
2.1. Tenxơ vật lí | 14 |
2.2. Các bất biến của tenxơ | 16 |
2.3. Những hàm số tenxơ đẳng hướng | 17 |
2.4. Biểu đổ MO | 19 |
2.5. Hệ toạ độ đối lưu | 20 |
2.6. Tính chất lưu biến | 21 |
Chương 3. Các vật thể cổ điển | |
3.1. Phương trình của biến dạng thể tích | 23 |
3.2. Vật thể rắn Húc | 23 |
3.3. Chất lỏng Niutơn | 25 |
3.4. Vật thể Sanhvơnăng và Prantla | 27 |
Chương 4. Lưu biến vĩ mô | |
4.1. Các hiện tượng bậc nhất | 28 |
4.2. Vật thể nhớt dẻo hay vật thể Bingam | 32 |
4.3. Phương pháp dẻo kế mao dẫn | 33 |
4.4. Dụng cụ quay có trụ quay | 35 |
4.5. Sau tác dụng đàn hồi và vật thể Kenvin | 39 |
4.6. Tính đàn hổi nhớt vật thể Macxven | 42 |
Chương 5. Mô hình các vật thể ghép | |
5.1. Dôn đàn hồi và vật thể Lesersitr | 45 |
5.2. Các rão và vật thể Jephris | 47 |
5.3. Phì đàn hồi và vật thể Poitin, Tômsơn | 50 |
5.4. Đàn nhớt, vật thể Biurgers | 52 |
5.5. Các gen dẻo hoặc vật thể Svetđôp | 54 |
5.6. Bột nhão - một ví dụ về vật thể phức tạp | 56 |
Chưong 6. Mô hình các vật thể phức tạp hơn | |
6.1. Vật thể tuyến tính tổng quát Honemsơ | 60 |
6.2. Độ nhớt thể tích | 63 |
Chương 7. Các hiện tượng phi tuyến tính tổng quát | |
7.1. Những nhược điểm của lí thuyết cổ điển | 68 |
7.2. Các hiện tượng bậc cao | 71 |
Chương 8. Tính nhớt cấu trúc | |
8.1. Tính đàn hồi cao của cao su | 77 |
8.2. Độ nhớt cấu trúc | 79 |
8.3. Phi tuyến hình học | 84 |
Chương 9. Hiệu ứng Vâysenber | |
9.1. Khái niệm chung | 95 |
9.2. Xoắn đổng thời với kéo | 96 |
9.3. Hiệu ứng Pointing | 97 |
9.4. Các hiệu ứng bậc cao khi chảy nhớt | 101 |
9.5. Hiệu ứng Vâysenber | 103 |
9.6. Vật thể lí tưởng Macxven | 104 |
9.7. Hiệu ứng nén hướng tâm trong không khí | 106 |
Chương 10. Độ bền | |
10.1. Các tiêu chuẩn cổ điển | 109 |
10.2. Các tiêu chuẩn lưu biến | 111 |
Chương 11. Lưu biến vi mô | |
11.1. Khái niệm chung | 113 |
11.2. Dôn pha loãng | 115 |
11.3. Sự phân tán trong chất lỏng | 118 |
11.4. Sự phân tán trong các vật thể rắn | 119 |
11.5. Hệ phân tán có nồng độ thể tích cao | 121 |
11.6. Nghiên cứu tính lưu biến của độ nhớt cấu trúc | 124 |
Chương 12. Phép đo lưu biến | |
12.1. Phương pháp | 129 |
12.2. Kéo và nén đơn giản | 130 |
12.3. Các tính chất công nghệ | 135 |
Phụ trương | 138 |