Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Giáo trình phương pháp định giá các sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ công cộng trong đô thị
4.5
681
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảTS. Nguyễn Liên Hương
ISBN2007-gtppdgcsphhvspdvcctdt
ISBN điện tử978-604-82-4146-9
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2007
Danh mụcTS. Nguyễn Liên Hương
Số trang90
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, hiện có khoảng 70% số dân sống bằng nghề nông và khoảng 80% dân số sống ở nông thôn. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay ở Việt Nam cũng là quá trình đô thị hoá mạnh mẽ. Có thể nói các công trình xây dựng mới mọc lên hàng ngày, các thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố không ngừng tăng lên về số lượng và phát triển về quy mô. Đó là một sự phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế tạo điều kiện giảm sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Ở những nước phát triển, rất khó phân biệt đâu là nông thôn, đâu là thành thị, vì ở bất cứ cụm dân cư nào trong đất nước của họ cũng được quy hoạch và xây dựng theo luật xây dựng và thực sự dân cư ở đó cũng sinh sống theo nếp sống đô thị. Ở Việt Nam hiện nay số dân sống trong các khu đô thị còn ít nhưng theo sự phát triển tất yếu thì trên đất nước ta số dân sống trong các đô thị sẽ ngày càng tăng. Nếu cho rằng từ cấp thị trấn huyện trở lên, người dân và công chức có điều kiện sinh sống theo các yêu cầu của cuộc sống đô thị thì trong cả nước có đến hàng trăm đô thị với số dân ước tính phải đến 30 triệu người. Do đó việc nghiên cứu và truyền bá những kiến thức về "kinh tế và quản lý đô thị" là rất cần thiết và không nên chậm trễ.

Đồng thời với việc tạo lập các cơ sở hạ tầng thì vấn đề tiêu dùng của cộng đồng người tập trung trong các đô thị cũng phải nghiên cứu giải quyết. Trong hoàn cảnh các nguồn lực bị hạn chế thì cách thức, phương pháp và chính sách giá cả cũng được đặt ra để đảm bảo được nguyên tắc "công bằng hợp lý."

Mỗi người và mỗi gia đình đều chăm lo đến đời sống vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại, chữa bệnh,...) và đời sống văn hoá, tinh thần của mình; phải lo liệu cuộc sống về mọi mặt: sinh, lão, bệnh, tử trong một không gian đô thị chật chội và "sự khan hiếm" các nguồn lực.

+ Những thứ tiêu dùng trong đô thị nêu trên nằm trong khái niệm "tiêu dùng công cộng". Tiêu dùng công cộng (TDCC) bao gồm:

- Tiêu dùng về xây dựng (cho mọi thành phần kinh tế)

- Tiêu dùng về nhà ở công cộng (nhà chung cư), nhà ăn công cộng (nhà hàng, khách sạn), giao thông công cộng.

- Tiêu dùng về văn hoá, giáo dục, y tế.

· TDCC là do xã hội hoặc các doanh nghiệp tổ chức và cung cấp

· TDCC là một bộ phận quan trọng trong quá trình tái sản xuất sức lao động. Vì rằng người lao động muốn có kỹ năng chuyên môn, vận dụng được khoa học - kỹ thuật hiện đại, có sức khoẻ tốt phải được bồi dưỡng thông qua TDCC.

· Xu hướng biến đổi của TDCC là: cùng với sự nâng cao không ngừng của sản xuất xã hội, tỷ trọng tổng tiêu dùng trong xã hội sẽ tăng lên nhưng sự tăng trưởng của nền kinh tế thường bị hạn chế nên TDCC không thể tăng quá nhanh. Nếu TDCC tăng quá nhanh sẽ làm giảm tiêu dùng cá nhân (TDCN) (còn được gọi là "tiêu dùng cho sinh hoạt"). Một tồn tại khác nữa là: trong việc tăng TDCC có một số tư liệu sinh hoạt không thích hợp với TDCN hoặc nhiều cá nhân không có điều kiện tiêu dùng. Vấn đề có liên quan đến nguyên tắc "công bằng hợp lý" trong phân phối và định giá các sản phẩm, dịch vụ công cộng.

+ Các loại sản phẩm, dịch vụ công cộng gồm:

a) Sản phẩm hàng hoá công cộng (SPHHCC): ví dụ như điện, nước sạch

b) Sản phẩm dịch vụ công cộng (SPDVCC): cho thuê nhà ở, dịch vụ bưu chính - viễn thông, dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ giao thông - vận tải, dịch vụ làm sạch môi trường,...

Cũng những vấn đề như đã nêu ở trên có nhiều cách tiếp cận khác nhau và sự giải quyết chúng cũng khác nhau. Ở các nước phát triển có nền kinh tế hỗn hợp dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về các nguồn lực, thậm chí cả về một phần tài nguyên của đất nước thì cách phân phối và định giá các sản phẩm và dịch vụ công cộng theo các điều kiện riêng của họ.

Trong giáo trình này vấn đề phân phối và định giá sản phẩm, dịch vụ công cộng trong các đô thị được trình bày theo phương cách phù hợp với điều kiện của một nước đang phát triển áp dụng mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xem đầy đủ

MỤC LỤC
 

 

Trang

Mở đầu

3

Phần I. ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ 
Chương 1. Những khái niệm cơ bản; phân loại các sản phẩm hàng hoá công cộng
                   và sản phẩm dịch vụ công cộng 
1.1. Những khái niệm cơ bản

5

1.2. Phân loại sản phẩm hàng hoá công cộng theo quan điểm của kinh tế học công cộng (đã được áp dụng ở một số nước phát triển)

6

1.3. Phân loại hàng hoá công cộng theo hình thức của sản phẩm và tiêu chí về đặc điểm mua - bán chúng

7

Chương 2. Phương pháp định giá sản phẩm hàng hoá công cộng 
2.1. Định giá sản phẩm hàng hoá công cộng

10

2.2. Phương pháp định giá SPHHCC (loại hàng hoá công cộng không thuần tuý)

11

2.3. Hệ thống giá nước sạch của Việt Nam theo các quy định pháp luật

23

Chương 3.  Phương pháp định giá sản phẩm dịch vụ công cộng 
3.1. Đối tượng và mục đích của hoạt động dịch vụ; phương thức thực hiện

28

3.2. Phạm vi nghiên cứu

28

3.3. Quyết sách định giá trong ngành dịch vụ công cộng

28

3.4. Phương pháp định giá (xác định chi phí) đối với SPDVCC

30

Chương 4. Xác định giá dịch vụ tư vấn đầu tư và xây dựng 
4.1. Khái niệm về dịch vụ tư vấn đầu tư và xây dựng

43

4.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

44

4.3. Phương pháp xác định chi phí (giá) dịch vụ tư vấn đầu tư và xây dựng

45

Phần II. ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM XÂY DỰNG 
Chương 1. Những khái niệm chung 
1.1. Khái niệm sản phẩm xây dựng và giá sản phẩm xây dựng (SPXD)

50

1.2. Khái niệm về "định giá sản phẩm xây dựng"

51

Chương 2. Giá xây dựng (chi phí) trong từng giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng 
2.1. Khái quát về chi phí xây dựng trong các giai đoạn...

53

2.2. Các loại đơn giá dùng để tính giá xây dựng đối với chủ đầu tư

53

2.3. Lập dự toán xây dựng các hạng mục xây dựng (GXD)

67

Chương 3.  Tổng dự toán xây dựng công trình và những công dụng của nó 
3.1. Khái niệm về tổng dự toán xây dựng công trình (TDT) và các loại tổng dự toán

71

3.2. Công thức xác định TDT nói chung (và khi dự án xây dựng chỉ có một CTXD)

72

3.3. Các công dụng của tổng dự toán (TDT)

73

3.4. Các loại giá xây dựng trong thi công và khi hoàn thành bàn giao công trình

74

3.5. Xác định Tổng mức đầu tư và quyết toán vốn đầu tư

75

Chương 4. Phương pháp định giá sản phẩm xây dựng của doanh nghiệp xây dựng 
4.1. Phương pháp lập giá dự thầu (Gdth)

78

4.2. Phương pháp lùi dần các khoản mục trong giá mời thầu (hoặc giá hợp đồng)

82

4.3. Giới thiệu phương pháp định giá chia chi phí làm hai phần áp dụng cho định giá sản phẩm xây dựng

85

Tài liệu tham khảo

88


 

 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
4
Khách:
1
Số lượng sách:
2949