Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Giáo trình sức bền vật liệu
4.5
1741
Lượt xem
3
Lượt đọc
Tác giảTrần Hưng Trà
ISBN978-604-82-3095-1
ISBN điện tử978-604-82-3679-3
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcTrần Hưng Trà
Số trang190
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

 

Nhằm hỗ trợ sinh viên tự học và tra cứu các kiến thức liên quan đến môn học Sức bền vật liệu, đồng thời bổ sung một số kiến thức cũng như các hệ thống ký hiệu, đơn vị, các thuật ngữ kỹ thuật bằng tiếng Anh, được các trường đại học trên thế giới đang sử dụng vào nguồn tài liệu giảng dạy tại các trường đại học tại Việt Nam, các tác giả đã viết cuốn giáo trình “Sức bền vật liệu”. Giáo trình được biên soạn với nội dung gồm 12 chương cộng với các bảng phụ lục tra cứu. Cấu trúc mỗi chương được viết dưới dạng giới thiệu tóm tắt về cơ sở lý thuyết và ví dụ minh họa để sinh viên dễ dàng nắm lý thuyết và vận dụng giải bài tập. Toàn bộ nội dung trong giáo trình đều dùng hệ thống ký hiệu và các quy ước theo các tài liệu đang dùng phổ biến trên thế giới. Ngoài hệ đơn vị SI (hệ đơn vị chuẩn quốc tế) thường dùng, trong giáo trình này có dùng thêm hệ đơn vị USCS (hệ đơn vị Anh, Mỹ). Hy vọng giáo trình này sẽ hỗ trợ sinh viên tiếp cận môn học Sức bền vật liệu được hiệu quả hơn, tạo bước đệm cho việc tiếp cận và khai thác các tài liệu tiếng Anh liên quan đến môn học này thuận lợi hơn. Ngoài ra, cuốn giáo trình này cũng mong đợi sẽ là tài liệu tham khảo hữu hiệu cho những sinh viên ôn thi đầu vào cao học các ngành kỹ thuật.

Nội dung giáo trình được trình bày tập trung vào phân tích ứng xử và tính toán độ bền trong các chi tiết hay kết cấu cơ bản do các tác nhân cơ và nhiệt gây ra (thanh chịu lực dọc trục, thanh chịu xoắn, thanh chịu uốn, và thanh chịu tải kết hợp) đáp ứng hai tiêu chí chính: (1) Đảm bảo độ bền - thanh không bị phá huỷ do quá tải, (2) Đảm bảo độ cứng - Thanh không bị biến dạng quá giới hạn cho phép. Ngoài biến dạng ổn định thông thường, chương 11 đề cập đến biến dạng do mất ổn định (buckling), trong đó tập trung vào thanh bị mất khả năng làm việc do biến dạng lớn đột ngột khi chịu lực nén. Giáo trình gồm các chương như sau:

Chương 1 - Giới thiệu tổng quan và các khái niệm liên quan đến môn học.

Chương 2 - Phân tích và tính toán độ bền của thanh, hệ thanh chịu lực đơn giản, kéo/nén đúng tâm đơn giản.

Chương 3 - Phân tích và tính toán độ bền của thanh, hệ thanh chịu tác dụng của thuần tuý mô men xoắn.

Chương 4 - Xây dựng biểu đồ nội lực cho dầm chịu uốn ngang phẳng.

Chương 5 - Xác định ứng suất pháp và biến dạng dài trong dầm cho mô men uốn gây ra.

Chương 6 - Xác định ứng suất tiếp do lực cắt trong dầm gây ra.

Chương 7 - Xác định giá trị và hướng ứng suất pháp cực đại, ứng suất tiếp cực đại tại điểm trên thanh có nhiều thành phần ứng suất.

Chương 8 - Phân tích và tính toán các thanh chịu lực tổng hợp (kéo/nén, xoắn, và uốn đồng thời).

Chương 9 - Thiết lập đường cong biến dạng dầm (đường đàn hồi) và giải bài toán dầm siêu tĩnh.

Chương 10 - Xác định lực tới hạn gây mất ổn định theo chịu nén và thiết kế thanh chịu nén.

Chương 11 - Xác định năng lượng biến dạng trong thanh; dùng phương năng lượng để tính chuyển vị, giải các bài toán siêu tĩnh, tính toán tải va đập.

Chương 12 - Các thuyết đánh giá độ bền vật liệu.

 

 

Xem đầy đủ

 

 

Trang

Lời nói đầu

3

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG NGOẠI LỰC, NỘI LỰC,  ỨNG SUẤT, BIẾN DẠNG, CƠ TÍNH, THIẾT KẾ 
 
1.1. Ngoại lực

7

1.2. Các loại liên kết và phản lực liên kết

8

1.3. Nội lực

8

1.4. Ứng suất và biến dạng

11

1.5. Biểu đồ quan hệ ứng suất - biến dạng

14

1.6. Các đặc tính cơ học cơ bản của vật liệu

15

1.7. ĐỊnh luật Hooke và hệ số Poision

18

1.8. Ứng suất cắt, biến dạng góc, mô đun đàn hồi trượt

20

1.9. Quan hệ giữa E, n và G

23

1.10. Giới thiệu bài toán thiết kế

24

1.11. Độ bền riêng (specific strength)

25

1.12. Mô đun riêng (specific modulus)

25

1.13. Ứng xử kéo, nén, và trượt của thép và bê tông thông dụng

25

Chương 2: THANH CHỊU LỰC DỌC TRỤC 
2.1. Giới thiệu chung

27

2.2. Nội lực trong thanh chịu lực dọc trục

28

2.3. Ứng suất và biến dạng trong thanh chịu tải dọc trục

28

2.3. Bài toán siêu tĩnh

34

2.4. Ứng suất và biến dạng do nhiệt gây ra

39

Chương 3: XOẮN THUẦN TÚY 
3.1. Giới thiệu chung

41

3.2. Nội lực trong trục tròn chịu xoắn

41

3.3. Biến dạng trượt trong trục chịu xoắn

42

3.4. Ứng suất pháp trên mặt cắt nghiêng trong trục chịu xoắn (tham khảo)

46

3.5. Góc xoắn trục trong giới hạn đàn hồi

47

3.6. Trục siêu tĩnh

48

3.7. Thiết kế trục truyền

52

3.8. Xoắn thanh có tiết diện không tròn

52

3.9. Xoắn thanh thành mỏng (tham khảo)

53

Chương 4: BIỂU ĐỒ NỘI LỰC TRONG DẦM CHỊU UỐN 
4.1. Giới thiệu chung

54

4.2. Biểu đồ lực cắt và mô men uốn

55

4.3. Quan hệ giữa lực tác dụng với lực cắt và mô men uốn

61

Chương 5: ỨNG SUẤT PHÁP TRONG DẦM 
5.1. Giới thiệu chung

63

5.2. Biến dạng do uốn

64

5.3. Ứng suất pháp do uốn

65

5.4. Mô men quán tính tiết diện và mô đun chống uốn của một số tiết diện thường gặp 

66

5.5. Phân tích thiết kế dầm chịu uốn

68

5.6. Cách xác định các đặc trưng hình học của tiết diện

69

5.7. Ứng suất trong dầm Composite

69

Chương 6: ỨNG SUẤT TIẾP TRONG DẦM 
6.1. Giới thiệu chung

74

6.2. Lực cắt trên các mặt song song với mặt trung hòa của dầm

75

6.3. Ứng suất tiếp trong dầm

78

6.4. Ứng suất tiếp txy trong các dầm thường gặp

79

6.5. Ứng suất tiếp trong các thanh thành mỏng

81

6.6. Quan hệ giữa lực cắt dọc các chi tiết liên kết nằm trong dầm với lực cắt ngang trong trường hợp phức tạp 

84

Chương 7: TRẠNG THÁI ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG 
7.1. Giới thiệu chung

85

7.2. Trạng thái ứng suất

86

7.3. Trạng thái biến dạng

105

Chương 8: ỨNG SUẤT CHÍNH TRONG CÁC THANH  CHỊU LỰC TỔNG HỢP 
8.1. Giới thiệu chung

108

8.2. Ứng suất chính trong dầm chịu uốn ngang phẳng

108

8.3. Thiết kế trục truyền động (trục chịu xoắn và uốn đồng thời)

113

8.4. Ứng suất trong thanh chịu lực tổng hợp

117

Chương 9: ĐƯỜNG ĐÀN HỒI CỦA DẦM 
9.1. Giới thiệu chung

123

9.2. Chuyển vị dầm

123

9.3. Phương trình đường đàn hồi

124

9.4. Phương pháp cộng tác dụng

130

Chương 10: ỔN ĐỊNH CỘT 
10.1. Giới thiệu chung

134

10.2. Công thức Euler

134

10.3. Ảnh hưởng của liên kết tại các đầu thanh đến lực tới hạn

136

10.4. Chiều dài ảnh hưởng, Le

139

10.5. Mất ổn định với thanh chịu lực lệch tâm, công thức Secant

142

Chương 11: CÁC PHƯƠNG PHÁP NĂNG LƯỢNG 
11.1. Giới thiệu chung

145

11.2. Công và năng lượng biến dạng

145

11.3. Năng lượng biến dạng cho thanh chịu các loại tải khác nhau

148

11.4. Áp dụng nguyên lý công - năng lượng biến dạng để tìm chuyển vị

156

11.5. Giải bài toán siêu tĩnh bằng phương pháp năng lượng

168

11.6. Tải trọng động, va đập

172

Chương 12: CÁC THUYẾT BỀN 
12.1. Giới thiệu chung

174

12.2. Các thuyết bền cho vật liệu dẻo

174

12.3. Các thuyết bền cho vật liệu giòn

178

Phụ lục 1: Đặc trưng hình học của các hình thường gặp

180

Phụ lục 2: Chuyển vị và góc xoay  các dầm chịu lực đơn thường gặp

182

Một số ký hiệu dùng trong tài liệu

185

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
5
Khách:
0
Số lượng sách:
2949