Tác giả | Phạm Quốc Trường |
ISBN | 978-604-82-2784-5 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3546-8 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2019 |
Danh mục | Phạm Quốc Trường |
Số trang | 190 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Hình thức đối tác công tư (Public Private Partnership – PPP) đã và đang được triển khai ở nhiều nước trong nhiều thập niên qua với mục đích tăng cường các nguồn lực để thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ công của nhà nước trong quá trình cải cách khu vực công. Trong thời gian gần đây, Việt Nam đang tích cực nghiên cứu và triển khai thí điểm một số hình thức của mô hình PPP.
Tài liệu này giới thiệu một số vấn đề về PPP tại Việt Nam những năm vừa qua, phân tích những cơ hội và thách thức trong môi trường xã hội Việt Nam, với mong muốn là nguồn tham khảo hữu ích cho quá trình nghiên cứu, khuyến nghị các giải pháp để vận dụng mô hình PPP ở Việt Nam đạt hiệu quả hơn.
Hiện nay, nhiều tài liệu được xuất bản về chủ đề PPP tại Việt Nam phần lớn chỉ nghiên cứu và giải quyết một vấn đề liên quan đến PPP, trong việc quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư theo hình thức PPP vẫn còn nhiều vấn đề chưa phù hợp.
Tác giả đi sâu phân tích từ khái niệm cho mỗi loại hợp đồng của hình thức PPP, sơ lược quá trình hình thành và phát triển hình thức PPP ở Việt Nam, làm rõ hơn những vấn đề chưa hợp lý (Thách thức) trong các giai đoạn phát triển PPP tại Việt Nam, làm rõ hơn những thách thức đó trong quá trình hội nhập. Đồng thời, chỉ ra những phát hiện phù hợp (Cơ hội) trong bối cảnh hiện tại, kết hợp giữa cam kết của Chính phủ thông qua các hiệp định với hệ thống pháp luật hiện nay, đưa ra những luận điểm về khái niệm các loại hình của PPP, sự phù hợp với mỗi lĩnh vực được áp dụng, chương trình khung và những vấn đề cốt lõi, nhằm giúp cơ quan quản lý nhà nước có cái nhìn tổng thể về hình thức PPP và để hình thức PPP phát triển bền vững trong điều kiện Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần làm rõ và bổ sung thêm nhiều loại hợp đồng PPP để cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư có nhiều lựa chọn trong quá trình xác định dự án và đàm phán. Tác giả cũng muốn bổ sung nhiều hoạt động và lĩnh vực thực hiện theo hình thức PPP đang tồn tại trong đời sống xã hội, nhằm thu hút thêm nhiều nhà đầu tư ở mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế, với mục tiêu giảm chi tiêu ngân sách của nhà nước.
Với kinh nghiệm thực tiễn của quá trình công tác trong lĩnh vực xây dựng, kết hợp với cơ sở lý luận của Việt Nam trong suốt thời gian làm việc, tác giả tập trung nghiên cứu về hình thức PPP, với mong muốn hình thức này phát triển ổn định ở Việt Nam, đó là lý do để có cuốn sách này.
Trang | ||
Lời nói đầu | 3 | |
Danh mục các từ viết tắt | 5 | |
Chương 1. Lịch sử hình thành và phát triển hình thức đối tác công tư | 9 | |
1.1. Khái niệm về đối tác công tư | 9 | |
1.2. Lịch sử hình thành hình thức PPP một số nước trên thế giới | 14 | |
1.3. Quá trình hình thành và phát triển PPP ở Việt Nam | 21 | |
1.4. Các loại hình thức đối tác công tư tại Việt Nam | 33 | |
1.5. Kết quả áp dụng tại Việt Nam giá trị hiện tại | 37 | |
Chương 2. Cơ chế thị trường và nguồn lực phát triển hình thức đối tác công tư của Việt Nam | ||
2.1. Quá trình Việt Nam tiến tới cơ chế thị trường | 49 | |
2.2. Hình thức đối tác công tư tại Việt Nam theo cơ chế thị trường | 58 | |
2.3. Phát triển kinh tế - xã hội và những nguồn lực của Việt Nam | 64 | |
2.4. Hình thức đối tác công tư làm gia tăng phát triển kinh tế - xã hội | 70 | |
Chương 3. Thách thức và cơ hội cho hình thức đối tác công tư tại Việt Nam | 81 | |
3.1. Những tồn tại cản trở hình thức đối tác công tư tại Việt Nam | 81 | |
3.2. Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa | 86 | |
3.3. Phân tích những cơ hội PPP theo nhiều dạng | 91 | |
3.4. Cơ hội và thách thức phát triển đối tác công tư tại Việt Nam | 103 | |
Chương 4. Một số khuyến nghị để hình thức đối tác công tư | 111 | |
4.1. Làm rõ hơn khái niệm đối tác công tư trong điều kiện cơ chế thị trường | 111 | |
4.2. Hoạch định chiến lược và quy hoạch các dự án theo hình thức đối tác công tư | 138 | |
4.3. Thiết lập thông tin hướng dẫn các dự án theo hình thức đối tác công tư | 145 | |
4.4. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia trong đối tác công tư | 156 | |
4.5. Logistics trong các hoạt động của hình thức đối tác công tư | 171 | |
Kết luận | 179 | |
Tài liệu tham khảo | 184 |