Tác giả | Lê Thúy An |
ISBN | nxbldxh-90 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3817-9 |
Khổ sách | 14,5 x 20,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2020 |
Danh mục | Lê Thúy An |
Số trang | 146 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Lịch sử Việt Nam đại cương là một môn học quan trọng trong chương trình đào tạo sinh viên các ngành Khoa học xã hội và Nhân văn, với thời lượng khoảng 2 - 3 tín chỉ. Tuy nhiên, với khối lượng kiến thức đồ sộ trải dài từ thời nguyên thủy đến hiện đại, lại quan hệ mật thiết với nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn khác, như Khảo cổ học, Nhân học, Địa lí học, Văn học, Văn hoá học, Chính trị học,... nên đây là một khó khăn trong quá trình học tập đối với sinh viên không chuyên, với thời gian trên lớp có hạn, song vẫn vừa phải khái quát được những kiến thức cơ bản trong tiến trình lịch sử dân tộc, vừa phải phân tích, đánh giá được những sự kiện tiêu biểu, đồng thời vừa phải vận dụng được tri thức lịch sử vào việc học tập và nghiên cứu chuyên ngành của mình, và nhất là phải đạt được kết quả khi thi kết thúc học phần. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, trước những khó khăn trong quá trình học học phần Lịch sử Việt Nam đại cương của sinh viên, chúng tôi mạnh dạn biên soạn tài liệu hướng dẫn học môn Lịch sử Việt Nam đại cương để góp phần giúp sinh viên dễ dàng hơn trong học tập và nghiên cứu, đồng thời để nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
Cuốn sách tập trung phần Lịch sử Việt Nam hiện đại (từ năm 1945 đến nay). Song để sinh viên nắm vững kiến thức trong giai đoạn này một cách hệ thống, toàn diện, đồng thời hiểu được bối cảnh lịch sử và tiền đề của các sự kiện lịch sử từ 1945 đến nay, chúng tôi thiết kế thêm nội dung lịch sử giai đoạn trước hiện đại (giai đoạn 1919 - 1945).
Về bố cục, cuốn sách được chia thành 5 chương tương ứng với 5 thời kì theo cách phân chia của các nhà nghiên cứu lịch sử trong nước, cụ thể là:
Chương 1: Việt Nam từ 1919 đến năm 1930. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là quá trình hình thành và cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng: Khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản để giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Chương 2: Việt Nam từ 1930 đến năm 1945. Giai đoạn lịch sử này với nội dung chủ yếu là quá trình vận động và chuẩn bị mọi mặt cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam.
Chương 3: Việt Nam từ 1945 đến năm 1954: Năm đầu tiên sau CM tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai của nhân dân ta.
Chương 4: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
Chương 5: Việt Nam từ năm 1975 đến 2000. Trong giai đoạn này, cuốn sách tập trung vào hai nội dung chính, đó là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước và công cuộc đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến năm 2000.
Biên soạn cuốn sách này, các tác giả hi vọng góp phần giúp giảng viên và sinh viên các ngành không chuyên có thêm nguồn tài liệu hỗ trợ hoạt động dạy và học môn Lịch sử Việt Nam đại cương. Mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng, song cuốn sách không tránh khỏi nhiều thiếu sót, hạn chế, kính mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các giảng viên, sinh viên và những ai quan tâm đến tài liệu này để cuốn sách ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Danh mục các chữ viết tắt | 7 |
Chương 1. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930 | 9 |
I. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp và tác động của nó tới kinh tế - xã hội Việt Nam | 9 |
II. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 | 12 |
III. Phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 | 17 |
IV. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và cuộc vận động chuẩn bị cho việc |
|
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam | 20 |
V. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và vai trò của Nguyễn Ái Quốc với hoạt động của hội | 24 |
VI. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam | 28 |
Chương 2. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 | 35 |
I. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 | 35 |
II. Phong trào cách mạng 1936 - 1939 | 39 |
III. Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng (1939 - 1941) | 44 |
IV. Quá trình chuẩn bị mọi mặt cho Cách mạng tháng Tám của Đảng ta từ sau Hội nghị Trung ương 8 | 48 |
V. Mặt trận Việt Minh | 52 |
VI. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 | 54 |
Chương 3. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 | 66 |
I. Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (từ 9/1945 - 12/1946) | 66 |
II. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng ta | 74 |
III. Mặt trận quân sự từ tháng 12/1946 đến tháng 12/1950 | 77 |
IV. Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp | 82 |
V. Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ | 86 |
VI. Hiệp định Giơnevơ | 94 |
Chương 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 | 97 |
I. Tình hình Việt Nam sau ngày kí hiệp định Giơnevơ và nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam | 97 |
II. Những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân miền Nam (1954 - 1973) | 99 |
III. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc (1954 - 1975) | 111 |
IV. Hội nghị Pa-ri | 121 |
V. Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 | 123 |
Chương 5. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000 | 136 |
I. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước | 136 |
II. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000) | 137 |
Tài liệu tham khảo | 142 |