Tác giả | Phạm Đình Tuyển |
ISBN điện tử | 978-604-82-5885-6 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2010 |
Danh mục | Phạm Đình Tuyển |
Số trang | 156 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Công nghiệp và thủ công nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi một quốc gia. Ở Việt Nam, trên con đường đổi mới thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu thì phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp lại càng có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Với chính sách tập trung đầu tư phát triển công nghiệp trên quy mô lớn của Nhà nước, công nghiệp Việt Nam đang và sẽ từng bước hòa nhập với trình độ phát triển chung của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Việc mở cửa nền kinh tế thu hút nguồn vốn đầu tư và mở rộng thị trường ngoài nước, cùng với sự điều chỉnh hợp lý theo kinh tế thị trường đã dẫn đến việc cơ cấu lại nền kinh tế, nhiều phương diện của sán xuất và xã hội cũng phải đối mới, trong đó có các dự án đầu tư cải tạo và phát triển công nghiệp. Các dự án phát triển công nghiệp hiện nay không chí xuất phát từ phía Nhà nước, mà còn được thực hiện ngày càng nhiều từ các thành phần kinh tế tư nhân. Vì vậy chúng được tiến hành chủ yếu trên cơ sở phân tích khả năng thu được lợi nhuận hơn là xuất phát từ khía cạnh xã hội.
Sự xuất hiện một loại hình dịch vụ mới - hoạt động tư vấn kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực, trong đó có tư vấn kiến trúc - xây dựng và đi kèm với chúng không chí có các cơ hội mà còn nhiều thách thức trong cạnh tranh.
Bên cạnh đó, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ tự động hóa, tin học ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều công đoạn của hoạt động sản xuất; tính linh hoạt cao của giải pháp xây dựng do thời gian sử dụng máy móc thiết bị được rút ngắn; những vấn đề về môi trường lao động, môi trường sinh thái liên quan đến phát triển công nghiệp cũng làm cho các nhiệm vụ xây dựng công nghiệp ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp.
Những thay đổi cơ bán kế trên đòi hỏi phải đổi mới một cách sâu rộng từ nhận thức đến thực hiện các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, phù hợp với sự thay đổi hoàn toàn của đối tượng thiết kế và quá trình thiết kế. Việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực - các chuyên gia tư vấn kiến trúc có khả năng đáp ứng một cách cao nhất các nhiệm vụ mới đặt ra trong xây dựng công nghiệp đã trở thành yêu cầu cấp thiết của xã hội.
Cuốn sách này có mục đích trang bị cho sinh viên ngành kiến trúc các kiến thức cơ bán nhất về quy hoạch khu công nghiệp, thiết kế xí nghiệp công nghiệp và tập dự án đầu tư xây dựng công nghiệp. Qua đó sinh viên có kiến thức để hoàn thành các đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp chuyên ngành kiến trúc công nghiệp và sau khi ra trường có thế nhanh chóng đáp ứng được các đòi hỏi của thực tế.
Cuốn sách được hoàn thành với sự chuẩn bị hình vẽ của KTS. Nguyễn Cao Lãnh, KTS. Tạ Quỳnh Hoa, KTS. Nguyễn Lan Phương và đóng góp ý kiến của các thành viên trong bộ môn Kiến trúc công nghiệp Khoa Kiến trúc Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Lời mở đầu PHẦN 1. MỚ ĐẦU | 3 |
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG | 5 |
1.1.1 Khái niệm cơ bản về công nghiệp | 5 |
1.1.2 Nhiệm vụ của thiết kế Kiến trúc công nghiệp | 6 |
1.1.3 Nội dung môn học kiến trúc công nghiệp | 8 |
1.2 LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC CÔNG NGHIỆP THẾ GIỚI | 8 |
1.2.1 Sự hình thành và phát triển xây dựng công nghiệp trước thế kỳ XX | 8 |
1.2.2 Xây dựng công nghiệp trong những năm đầu thế kỳ XX | 12 |
1.2.3 Xây dựng công nghiệp sau chiến tranh thế giới thứ 2 | 15 |
1.2.4 Những khuynh hướng phát triển công nghiệp | 19 |
1.3 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM | 22 |
1.3.1 Hiện trạng công nghiệp Việt Nam | 22 |
1.3.2 Định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam | 30 |
PHẦN II. QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP |
|
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG | 32 |
2.1.1 Các khái niệm | 32 |
2.1.2 Phân loại khu công nghiệp | 38 |
2.1.3 Khu công nghiệp trong cấu trúc đô thị | 39 |
2.2 THIẾT KẾ QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP | 53 |
2.2.1 Nội dung của đồ án quy hoạch chi tiết KCN | 53 |
2.2.2 Các bộ phận chức năng của KCN | 55 |
2.2.3 Các nguyên tắc chung về quy hoạch KCN | 58 |
2.2.4 Quy hoạch sử dụng đất | 59 |
2.2.5 Quy hoạch hệ thống cây xanh và kiến trúc cảnh quan trong KCN | 72 |
2.2.6 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong KCN | 79 |
2.2.7 Quy hoạch phân đợt xây dựng | 99 |
2.2.8 Các quy định kiểm soát phát triển | 99 |
2.3 QUY HOẠCH CẢI TẠO KHU CÔNG NGHIỆP | 100 |
2.3.1 Xác định chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật của KCN | 101 |
| ||
2.3.3 | Phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất | 102 |
2.3.4 | Cái tạo hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật | 103 |
2.3.5 | Quy hoạch cải tạo trong các XNCN | 103 |
2.4 | QUY HOẠCH KCN CHO CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ | 105 |
2.4.1 | Khái niệm chung về doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ | 105 |
2.4.2 | KCN cho các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ | 111 |
2.5 | ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KCN | 125 |
2.5.1 | Mô tả đặc điểm và quy mô của dự án | 125 |
2.5.2 | Hiện trạng môi trường khu vực dự án | 125 |
2.5.3 | Đánh giá tác động môi trường do hoạt động của dự án | 126 |
2.5.4 | Biện pháp quản lý và khống chế ô nhiễm PHẦN III. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM xây dựng các XNCN | 127 |
3.1 | CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN việc LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM | 130 |
3.2 | PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG XNCN | 131 |
3.2.1 | Phương pháp tọa độ vận chuyển | 132 |
3.2.2 | Xác định gần đúng địa điểm tối ưu bằng phương pháp phân tích | 133 |
| PHỤ LỤC | 142 |
| TÀI LIỆU THAM KHẢO | 152 |