Tác giả | Trần Hùng |
ISBN | 2004-kttlvtdbk |
ISBN điện tử | 978-604-82-4192-6 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2004 |
Danh mục | Trần Hùng |
Số trang | 88 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Theo các nhà nghiên cứu, ngay từ thuở bình minh của loài người, trên lãnh thổ Thái Lan đã có mặt các tập đoàn người nguyên thủy sống bằng săn bắt và hái lượm và cho đến thời kỳ đồ đá mới thì đã có sự phát triển khá cao và đã để lại nhiều dấu tích tại các di chỉ Saiyok và Hang Ma. Tại đây, người ta tìm thấy các công cụ đồ đá đã được gia công tương đối tinh tế được coi là cùng thời với các loại công cụ ở di chỉ thời kỳ đá mới ở Việt Nam (di chỉ Hòa Bình). Ngoài các công cụ đồ đá, người ta còn phát hiện những mảnh gốm thô và những dấu tích động vật và thực vật. Dựa trên những hiện vật này người ta phỏng đoán cư dân thuộc thời kỳ này ngoài việc săn bắt và hái lượm đã có một phần dân cư làm trồng trọt và có thể cả sản xuất đồ gốm. Tại di chỉ Nok Tha tỉnh Khon Kaen người ta cũng phát hiện được những di tích của thời đồ đồng, bao gồm những hiện vật bằng đồng thau, gốm có niên đại khoảng 5000 - 6000 năm. ở di chỉ Bản Chiềng thuộc tỉnh Uđom Thani (Đông Bắc Thái Lan) cũng phát hiện được nhiều hiện vật quan trọng bằng đồng như các lưỡi câu, rìu và giáo mũi nhọn cùng các đồ trang sức (vòng tay, vòng cổ...).
Như vậy với Non Nok Tha và Bản Chiềng, nghệ thuật đồ đồng ở Thái Lan đã có một quá trình phát triển khá cao và nhiều nhà nghiên cứu đã so sánh sự phát triển của thời kỳ đồ đồng ở Thái Lan có thể sánh với những trung tâm lớn cùng thời trong khu vực như Thạch Trại Sơn ở Trung Quốc và Đông Sơn ở Việt Nam.
Mục lục