Tác giả | Nguyễn Huy Côn |
ISBN | 1169/XB-QLXB-7 |
ISBN điện tử | 978-604-82-5595-4 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2004 |
Danh mục | Nguyễn Huy Côn |
Số trang | 194 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết và mang tính toàn cầu. Môi sinh của con người có những nhân tố không khống chế được và những nhân tố khống chế được. Loại nhân tố thử nhất nếu nghiên cứu và tính kể đến đầy đủ sẽ tạo điều kiện xây dựng sát hợp với thực tế hơn trên một vùng lãnh thổ đã cho. Loại nhân tố thứ hai nếu có những thông tin đầy đủ về mọi mặt kinh tế- xã hội và kĩ thuật thì cho phép xác định tối ưu các phương án trong xây dựng. Vì vậy, kiến trúc xây dựng hơn bất cứ ngành nào khác phải gắn chặt với kế hoạch bảo vệ môi sinh.
“Kiến trúc là sự thống nhất của nghệ thuật và khoa học trong việc hình thành môi sinh của con người". Nhận định này của Đại hội KTS quốc tế lần thứ 14 tại Vacsava cách đây hơn 20 năm vẫn còn nguyên giá trị. Con người sống, làm việc và sinh hoạt trong không gian kiến trúc với cấc điều kiện tự nhiên và nhân tạo khác nhau cần biết cách lợi dụng triệt để các điều kiện thuận lợi của khí hậu thiên nhiên và chống lại các tác hại của khí hậu, hiểm hoạ của thiên nhiên, biết cách xây nhà, bố trí nội thất, tổ chức cuộc sống trong không gian của công trình kiến trúc cũng như trong không gian đô thị, nông thôn một cách hợp vệ sinh. Việc làm này càng khó khăn khi có những thách thức to lớn như biến đổi khí hậu và những hậu quả của việc phá vỡ cân bằng sinh thái trong từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Biết phát huy cái gì, chống tránh cái gì, chúng ta mới thực hiện được những ước mơ về một nền kiến trúc dân tộc và hiện đại, vốn có mối quan hệ khăng khít với môi trường khí hậu và con người bản địa.
Để làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan nói trên, cần kết hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau như vật lý học, khí hậu học, sinh thái học,y học, kĩ thuật kiến trúc và vệ sinh lao động.
Trang | |
Lời nói đầu | 5 |
Chương 1. Mối quan hệ tay ba |
|
Từ một câu phương ngôn quen thuộc | 7 |
Quan hệ tay ba | 14 |
Khí hậu địa phương và kiến trúc dân gian | 17 |
Ngôi nhà cổ truyền Việt Nam | 20 |
Một môn khoa học ứng dụng quan trọng | 26 |
Chương 2. Khí hậu nhiệt đới và kiến trúc |
|
Ngó nhìn chung quanh thế giới nhiệt đới | 29 |
Nóng ẩm và nóng khô | 30 |
Xây dựng nhiệt đới | 33 |
Các đặc điểm khí hậu cần quan tâm trong thiết kế và xây dựng | 38 |
Phơn Trường Sơn với con người và kiến trúc | 41 |
Chương 3. Sự thích nghi của con người với khí hậu |
|
Con người, địa phương và cảm giác | 47 |
Một số dạng thời tiết đặc biệt có ảnh hưởng đến cảm giác | 48 |
Người Việt Nam ta thích nghi với nóng ẩm như thế nào ? | 52 |
Thước đo cảm giác | 53 |
Vùng tiện nghi nhiệt của người Việt Nam | 57 |
Chương 4. Cơ sở quan trọng của công nghiệp hoá xây dựng |
|
Nhu cầu về nhà ở | 59 |
Vấn đề không đơn giản | 60 |
Bắt đầu từ việc gì ? | 62 |
Vùng khí hậu xây dựng và giải pháp | 64 |
Chương 5. Môi trường và xây dựng |
|
Từ vũ trụ nhìn về Trái đất | 69 |
Cũng là can phạm | 70 |
Một sự thật không thể chối cãi | 72 |
Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo | 74 |
Đô thị hoá và công nghiệp hóa với ô nhiễm môi trường sống | 75 |
Về ô nhiễm mòi trường đất | 79 |
Gây hậu quả nghiêm trọng | 80 |
Môi trường ánh sáng | 82 |
Độ rọi tới hạn | 83 |
Khí hậu ánh sáng | 84 |
Thống nhất giữa chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo | 90 |
Đô thị và tiếng ồn | 92 |
Phân loại và đặc điểm nguồn ồn đô thị | 94 |
Giao thông và tiếng ồn | 96 |
Càng phát triển càng ồn... | 98 |
Bức tranh "ồn" đô thị | 101 |
Chương 6. Môi trường trong nhà |
|
Vi khí hậu phòng ở | 105 |
Chế độ nhiệt - ẩm | 107 |
Các biện pháp cần thiết | 111 |
Không khí trong phòng có sạch không ? | 116 |
Chương 7. Góp phần cải thiện chất lượng vi khí hậu nhà |
|
Cây xanh: lá phổi của thành phố | 118 |
Từ nhà cao đến cửa rộng | 122 |
Yếu tố có nhiều ưu điểm | 133 |
Tổ chức thông gió tự nhiên | 136 |
Đừng lo gió lùa | 139 |
Máy điều hoà không khí không chỉ mang lại sự dễ chịu | 141 |
Chương 8. Môi trường trong tương lai |
|
Khí hậu tương lai | 143 |
Hiệu ứng nhà kính vẫn tiếp diễn | 144 |
Hiểm hoạ môi trường toàn cầu về nước | 145 |
Hiểm họa từ ô nhiễm... ánh đèn điện | 147 |
Mười biện pháp chống ô nhiễm do giao thông đô thị | 150 |
Thiên tai: hiểm hoạ lớn của môi sinh | 154 |
Phòng chống hiểm hoạ động đất | 156 |
Môi trường xây dựng ở Việt Nam: thách thức và giải pháp | 161 |
Chương 9. Kiến trúc sinh thái |
|
Mấy vấn đề về sinh thái đô thị | 167 |
Nhà ở sinh thái | 171 |
"Nhà Mặt trời" | 173 |
Nhà chọc trời màu xanh | 178 |
Nhà ở Việt Nam trong tương lai | 183 |
Vĩ thanh | 188 |
Tài liệu tham khảo chính | 190 |