Tác giả | Đỗ Hoài Linh |
ISBN điện tử | 978-604-330-506-7 |
Khổ sách | 16 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | |
Danh mục | Đỗ Hoài Linh |
Số trang | 398 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chứng kiến không ít các sự kiện rủi ro đạo đức dẫn tới nhiều thiệt hại. Năm 1995, Barings Bank - ngân hàng với hơn 200 năm lịch sử của Anh đã bị phá sản bởi Nick Leeson, 28 tuổi, nhân viên của Barings Bank tại chi nhánh Singapore gây nên khoản lỗ 827 triệu bảng, tương đương 1,4 tỷ đôla Mỹ do đầu cơ vào các hợp đồng tương lai (Như Tâm, 2018). Tháng 9/2016, ngân hàng Wells Fargo, Mỹ phát hiện các nhân viên của ngân hàng đã tự mở hơn 1,5 triệu tài khoản khống trong giai đoạn 2011-2015 để thu về hàng triệu USD tiền phí của khách hàng và giúp nhân viên ngân hàng hoàn thành chỉ tiêu doanh số và lĩnh tiền thưởng (Anh Hùng, 2016). Điều đó là do ngân hàng kinh doanh tiền tệ nên đây một ngành kinh doanh rất đặc biệt, rủi ro đạo đức có thể xảy ra ở mọi vị trí nhân sự trong ngân hàng, từ cán bộ quản lý cho tới các nhân viên, từ cán bộ tín dụng, hỗ trợ tín dụng cho tới các giao dịch viên. Rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho chính bản thân ngân hàng và khách hàng mà còn có thể gây bùng nổ rủi ro và đổ vỡ toàn hệ thống ngân hàng.. Để hạn chế rủi ro đạo đức, các ngân hàng trên thế giới đã đưa ra Hiệp ước Basel - trong đó Basel 2 đã đưa ra các trụ cột để giảm thiểu rủi ro hoạt động. Tuy nhiên, rủi ro đạo đức lại không được đề cập trực tiếp tại Basel 2, Basel 3 hay các văn bản sửa đổi sau này. Vì thế, đưa ra một khung quản trị rủi ro đạo đức dựa trên các mô hình phù hợp đang là một trong những đòi hỏi cả về mặt lý thuyết và thực tiễn trong quản trị ngân hàng hiện đại. Bên cạnh đó, rủi ro đạo đức cần được xét trên khía cạnh ý định thực hiện hành vi vi phạm của nhân viên ngân hàng để từ đó đưa ra các hàm ý chính sách vừa để phòng ngừa vừa để hoàn thiện khung quản lý.