Tác giả | Phạm Văn Quân |
ISBN | 978-604-82-2183-6 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3646-5 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2017 |
Danh mục | Phạm Văn Quân |
Số trang | 239 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Không khí là một thành phần môi trường quan trọng, có ý nghĩa sống còn để duy trì sự sống trên Trái đất. Sự thay đổi môi trường không khí sẽ tác động đến con người, các sinh vật, đến phát triển kinh tế và thiên nhiên, môi trường.
Việt Nam có đường bờ biển dài, địa hình đa dạng, điều kiện khí hậu và thời tiết thay đổi từ Bắc vào Nam, tỷ lệ che phủ rừng đến hơn 40% diện tích lãnh thổ. Các yếu tố tự nhiên này cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội chi phối rất lớn chất lượng môi trường không khí. Đô thị hóa mở rộng với quy mô dân số ngày càng cao, phát triển cơ sở hạ tầng, các hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và làng nghề được đẩy mạnh nhưng thiếu bền vững, không theo quy hoạch là những mối đe doạ đối với môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng.
Tại Việt Nam, vấn đề ô nhiễm bụi tại các thành phố lớn vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Các khu vực đô thị là nơi tập trung các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, đông dân cư, là khu vực có môi trường chịu tác động nhiều nhất từ các hoạt động phát triển. Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, ô nhiễm khói mù do đốt rơm rạ ở khu vực nông thôn… cũng đang gióng lên những hồi chuông báo động. Đặc biệt, trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các quốc gia.
Cuốn sách “Mô hình kiểm soát ô nhiễm không khí” được biên soạn với mục tiêu cung cấp một cách nhìn tổng quan về chất lượng môi trường không khí, đánh giá các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí ở nước ta trong thời gian qua cũng như đưa ra những khuyến nghị, giải pháp cho các vấn đề này, tác giả mong muốn cung cấp cho độc giả các kiến thức cơ bản về ô nhiễm môi trường khí và tiếng ồn, các mô hình lan truyền chất ô nhiễm và các giải pháp giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí...
Nhằm giúp sinh viên các ngành Công nghệ Kỹ thuật môi trường, Quản lý môi trường... có được các kiến thức đặc trưng của Ngành, kiến thức cập nhật trên Thế giới, giúp sinh viên có được các công cụ học tập mang tính trực quan và có tính ứng dụng cao trong quá trình học tập cũng như sau khi tốt nghiệp; tác giả đưa vào trong tài liệu một số nội dung còn khá mới như ô nhiễm không khí trong nhà; ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu; ứng dụng mô hình nơi tiếp nhận, mô hình khuếch tán ô nhiễm trong kiểm soát ô nhiễm không khí đô thị và khu công nghiệp...
Trang | |
Lời mở đầu | 3 |
Phần 1. Ô nhiễm không khí | |
Chương 1. Những vấn đề chung về ô nhiễm không khí | |
1.1. Cấu trúc của khí quyển | 5 |
1.1.1. Tầng đối lưu | 5 |
1.1.2. Tầng bình lưu | 7 |
1.1.3. Tầng trung gian | 7 |
1.1.4. Tầng điện ly | 7 |
1.1.5. Tầng khuếch tán | 8 |
1.2. Ô nhiễm không khí | 8 |
1.2.1. Khái niệm ô nhiễm không khí | 8 |
1.2.2. Phân loại ô nhiễm không khí | 8 |
1.2.3. Phân loại chất ô nhiễm không khí | 12 |
1.3. Quan trắc môi trường không khí | 13 |
1.3.1. Tổng quan về hệ thống quan trắc môi trường không khí | 13 |
1.3.2. Hệ thống đo lường chất lượng môi trường không khí | 15 |
1.4. Chỉ số đánh giá chất lượng môi trường không khí | 23 |
1.4.1. Các giá trị thống kê theo thời gian | 24 |
1.4.2. Phân bố không gian | 26 |
1.4.3. Một số chỉ số đánh giá chất lượng không khí | 27 |
1.4.4. Một số ví dụ về chỉ số đánh giá ô nhiễm | 33 |
Chương 2. Tác động của ô nhiễm không khí | |
2.1. Tác động của ô nhiễm không khí | 41 |
2.1.1. Tác động đối với con người và động vật | 41 |
2.1.2. Tác động đối với thực vật | 49 |
2.1.3. Tác động đối với vật liệu | 51 |
2.1.4. Tác động đối với môi trường | 53 |
2.2. Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu | 54 |
2.2.1. Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu | 54 |
2.2.2. Ô nhiễm không khí xuyên biên giới | 58 |
Chương 3. Hiện trạng và các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí | |
3.1. Hiện trạng ô nhiễm không khí | 62 |
3.1.1. Quy chuẩn chất lượng môi trường không khí | 62 |
3.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm không khí tại Việt Nam | 63 |
3.1.3. Hiện trạng môi trường không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam | 77 |
3.2. Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí | 93 |
3.2.1. Các giải pháp quản lý | 93 |
3.2.2. Các giải pháp công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí | 118 |
Phần 2. Mô hình ô nhiễm không khí | |
trong quản lý khu đô thị và công nghiệp | |
Chương 4. Mô hình kiểm soát ô nhiễm không khí | |
4.1. Mô hình khuếch tán ô nhiễm không khí | 148 |
4.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự khuếch tán ô nhiễm trong không khí | 148 |
4.1.2. Phân loại nguồn ô nhiễm ở lớp khí quyển gần mặt đất | 154 |
4.1.3. Các mô hình phát tán ô nhiễm trong không khí | 156 |
4.2. Mô hình nơi tiếp nhận | 171 |
4.2.1. Mô hình khuếch tán và mô hình nơi tiếp nhận | 171 |
4.2.2. Mô hình nơi tiếp nhận CMB8 | 172 |
4.2.3. Mô hình phân tích nhân tố ma trận dương (PMF) | 177 |
Chương 5. Ứng dụng công cụ mô hình trong kiểm soát ô nhiễm không khí | |
5.1. Ứng dụng mô hình nơi tiếp nhận trong quản lý đô thị | 182 |
5.1.1. Áp dụng mô hình CMB8 | 182 |
5.1.2. Áp dụng mô hình PMF | 191 |
5.1.3. Khả năng áp dụng các mô hình nơi tiếp nhận | 194 |
5.2. Ứng dụng mô hình khuếch tán trong kiểm soát ô nhiễm do công nghiệp | 194 |
5.2.1. Thiết kế mô hình | 194 |
5.2.2. Kết quả chạy mô hình áp dụng thực tế | 202 |
5.2.3. Khả năng áp dụng mô hình trong điều kiện Việt Nam | 209 |
5.3. Dự báo ô nhiễm bụi | 211 |
5.3.1. Cơ sở khoa học dự báo ô nhiễm bụi | 211 |
5.3.2. Dự báo ô nhiễm bụi do hoạt động công nghiệp | 216 |
5.3.3. Dự báo ô nhiễm bụi do hoạt động xây dựng và sinh hoạt | 219 |
5.3.4. Dự báo ô nhiễm bụi do hoạt động giao thông | 225 |
Tài liệu tham khảo | 234 |