Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Ngăn ngừa mầm bệnh công trình trong công tác thiết kế xây dựng
4.5
858
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảTừ Đức Hòa
ISBN978-604-82-1314-5
ISBN điện tử978-604-82-3445-4
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2014
Danh mụcTừ Đức Hòa
Số trang67
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Nếu gọi sự cố công trình là "sự phát bệnh" thì các  sai  sót  tiềm  ẩn trong các đề án thiết kế có thể gọi là các "mầm bệnh công trình"; sự tồn tại và tích lũy các mầm bệnh có thể xem như quá trình ủ bệnh, mà hậu quả của nó là sự cố công trình trong quá  trình thi công, trong quá trình sử dụng và thậm chí cả trong những giải pháp chữa trị bệnh công trình về sau.

Sai sót trong đề án thiết kế là điều thường gặp, tuy nhiên không phải tất cả các sai sót đều dẫn đến sự cố nghiêm trọng của công trình, bởi lẽ trong quá trình thi công và giám sát thi công người ta đã có thể khắc phục khá nhiều các sai sót đó. Các sai sót của thiết kế dễ được phát hiện và khắc phục trong giai đoạn thi công thường mang tính nghiệp vụ, đó là các lỗi chính tả, là sự nhầm lẫn ký hiệu, sai số số học, thiếu mặt cắt, thiếu chi tiết v.v... .

Các sai sót có tính chất "mầm bệnh công trình" phần lớn là các sai sót mang tính kỹ thuật, liên quan đến giải pháp, liên quan đến quan niệm cấu tạo của người thiết kế. Đề án thiết kế có thể không hề mắc lỗi nghiệp vụ, nhưng về mặt kỹ thuật có thể chứa đựng những nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng; đáng lưu ý là những sai sót liên quan đến ý đồ, đến giải pháp thiết kế thì trong quá trình thi công lại ít khi được phát hiện để khắc phục.Các "sai  sót - mầm bệnh" phát sinh thường không chỉ do những nguyên nhân chủ quan của người thiết kế, mà còn do nguyên nhân khách quan như sự thúc ép của tiến độ, sự thay đổi yêu cầu một cách đột xuất, sự thiếu thông tin... Để hạn chế sự cố công trình bằng cách ngăn ngừa nguy cơ ủ bệnh trong giai đoạn thiết kế cần quan tâm đúng mức đến quy trình quản lý chất lượng thiết kế công trình và phải xem đây là một việc làm bắt buộc. Từ năm 1996 trong hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam đã có các tiêu chuẩn đảm bảo và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, đây điều kiện thuận lợi để các tổ chức hoạt  động xây dựng tăng cường năng  lực quản lý chất lượng đối với sản phẩm và dịch vụ.

Xem đầy đủ

 

Lời nói đầu

3

Chương 1: NGUY CƠ Ủ BỆNH CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ

 

1.1. Gây mầm bệnh công trình do xử lý thông tin không đúng

5

1.2. Sai sót trong khâu giả thiết tính toán và cấu tạo

7

1.3. Sai sót do thay đổi thiết kế không hợp lý

9

1.4. Sai sót trong việc ứng dụng phần mềm tính toán

11

1.5. Sai sót trong việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài

12

Chương 2: TÌNH HUỐNG SAI SÓT TRONG CÁC BƯỚC THIẾT KẾ

 

2.1. Các vấn đề chung về kỹ thuật

13

2.2. Các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường

27

2.3. Sai sót trong bước thiết kế cơ sở

32

2.4. Sai sót trong bước thiết kế kỹ thuật

37

2.5. Sai sót trong bước thiết kế bản vẽ thi công

42

Chương 3: NGĂN NGỪA SAI SÓT TRONG GIAI ĐOẠN SAU THIẾT KẾ

 

3.1. Khắc phục sai sót của thiết kế

55

3.2. Vận dụng ISO-9000 để ngăn ngừa sai sót trong quá trình thiết kế

56

Tài liệu tham khảo

65

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
4
Khách:
0
Số lượng sách:
2949