Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Nghiên cứu sử dụng hệ bùn hoạt tính kỵ khí kết hợp hiếu khí để xử lý nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng muối cao (Sách chuyên khảo)
4.5
866
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảPhạm Thị Thu Hoài
ISBNnxbldxh-101
ISBN điện tử978-604-82-3828-5
Khổ sách14,5 x 20,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcPhạm Thị Thu Hoài
Số trang132
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Trong những năm gần đây, sự tăng trưởng nhanh của ngành chế biến thủy sảnViệt Nam đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành chế biến thuỷ sản (CBTS) mang lại, nó đã và đang làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và môi trường sinh thái tự nhiên, do nước thải từ các quá trình CBTS từ các nhà máy chế biến chưa qua xử lý, hoặc chỉ xử lý bằng các phương pháp đơn lẻ, không hiệu quả, không đạt tiêu chuẩn xả thải. Nguồn nước thải từ CBTS có hàm lượng các chất hữu cơ cao, chất rắn lơ lửng, chất dinh dưỡng nitơ, photpho cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn xả thải. Đặc biệt, trong nước thải CBTS có hàm lượng muối cao. Trên thực tế, ở nước ta cho đến nay vấn đề xử lý nguồn nước thải ô nhiễm này thường bị bỏ qua. Do đó, việc xử lý một khối lượng lớn nước thải phát sinh từ ngành CBTS là nhu cầu cấp thiết của ngành công nghiệp môi trường.

Có nhiều phương pháp xử lý nước thải CBTS như: phương pháp sinh học (công nghệ bùn hoạt tính, phân hủy yếm khí, thực vật thủy sinh), phương pháp hóa lý,... đã được nghiên cứu áp dụng.

Các phương pháp này hoặc là gây tốn kém về chi phí hóa chất, hoặc là yêu cầu thời gian lưu nước dài. Ngoài ra, do nồng độ các thành phần nitơ, photpho và nồng độ muối trong nước thải lớn, nên hầu như các phương pháp này vẫn chưa thể xử lý triệt để được các chất ô nhiễm.

Tại các nước phát triển việc ứng dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước thải có nồng độ muối đã được nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do nồng độ muối của nước thải CBTS cao, gây ức chế các vi sinh vật, ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý. Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu sử dụng hệ bùn hoạt tính kị khí kết hợp hiếu khí xử lý nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng muối cao” là rất cần thiết. Các kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần trong việc tìm kiếm phương pháp hiệu quả xử lý nước thải CBTS, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, góp phần phát triển công nghiệp hóa ngành CBTS.

Để hoàn thành nội dung này, nhóm tác giả chân thành cảm ơn lãnh đạo và chuyên viên của Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Công thương, Ban Giám Hiệu và các đơn vị chức năng của Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để nhóm nghiên cứu tập trung hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Xin chân thành cảm ơn các chuyên gia của Vụ Kế hoạch - Bộ Kế hoạch đầu tư, Vụ Kế hoạch - Bộ Công thương, và các nhà khoa học của các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu, các Doanh nghiệp đã tư vấn, chia sẻ thông tin liên quan đến lĩnh vực nghiên CBTS.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những sơ suất trong quá trình biên soạn. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu, các nhà đầu tư... để nội dung được hoàn chỉnh hơn cho lần tái bản sau.

Trân trọng cảm ơn!

 

Xem đầy đủ
LỜI CẢM ƠN 

Trang

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 

7

DANH MỤC BẢNG

 8

DANH MỤC HÌNH 

 9

MỞ ĐẦU 

 

Chương 1: TỔNG QUAN

 10

1.1. Giới thiệu chung về ngành chế biến thủy sản của Việt Nam

10

1.2. Quy trình chế biến thủy sản 

11

1.3. Ảnh hưởng của chế biến thủy sản tới môi trường 

13

1.4. Đặc trưng nước thải chế biến thủy sản 

14

1.5. Các nghiên cứu xử lý nước thải CBTS trên thế giới và Việt Nam

15

1.5.1. Các nghiên cứu xử lý nước thải chế biến thủy sản trên thế giới

15

1.5.2. Các nghiên cứu xử lý nước thải chế biến thủy sản tại Việt Nam 

15

1.6. Xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý sinh học  

17

1.7. Phương pháp bổ sung các chủng vi sinh vật ưa mặn trong xử lý ô nhiễm nước thải chế biến thuỷ sản 

20

1.8. Cơ sở lý luận của việc tính toán hiệu quả kinh tế 

22

1.9. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của công nghệ áp dụng 

23

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

2.1. Đối tượng nghiên cứu

 

2.1.1. Nước thải chế biến thủy sản 

29

2.1.2. Nguồn vi sinh vật sử dụng trong nghiên cứu

29

2.2. Nội dung nghiên cứu 

30

2.2.1. Các nội dung nghiên cứu 

30

2.2.2. Các thí nghiệm thực hiện 

30

2.3. Phương pháp nghiên cứu 

31

2.3.1. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích 

31

2.3.2. Nuôi cấy VS bùn hoạt tính và tích hợp TBTN quy mô PTN

32

2.3.3. Tối ưu hóa các TS ảnh hưởng theo PP bề mặt đáp ứng 

34

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

36

3.1. Đánh giá hiện trạng nguồn nước thải và hệ thống xử lý tại một số cơ sở chế biến thủy hải sản 

36

3.2. Đặc tính nước thải chế biến thủy sản phục vụ nghiên cứu 

39

3.3. Sự thích nghi và đặc tính của bùn hoạt tính 

40

3.4. Ảnh hưởng của hàm lượng muối tới hiệu suất xử lý 

42

3.5. Ảnh hưởng của thời gian lưu tới hiệu suất xử lý của hệ thống 

45

3.6. Ảnh hưởng của hàm lượng bùn hoạt tính đến hiệu suất xử lý của hệ bùn hoạt tính kỵ khí kết hợp hiếu khí 

48

3.7. Nghiên cứu tổng hợp các thông số ảnh hưởng, lập mô hình thống kê tối ưu hóa quá trình xử lý 

  51

3.8. Nghiên cứu ảnh hưởng của vi sinh vật ưa mặn bổ sung đến hiệu suất xử lý 

58

3.9. Tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải chế biến thủy sản có bổ sung vi sinh vật ưu mặn 

59

3.10. Nghiên cứu xây dựng, đề xuất quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng muối cao bằng hệ thống bùn hoạt tính kỵ khí kết hợp hiếu khí, quy mô phòng thí nghiệm 

61

3.11. Đánh giá, phân tích hiệu quả kinh tế của quy trình xử lý 

64

KẾT LUẬN 

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

67

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
5
Khách:
0
Số lượng sách:
2949