Tác giả | TS. Phạm Đình Khuê |
ISBN | 978-604-82-6651-6 |
ISBN điện tử | 978-604-82-6931-9 |
Khổ sách | 17x24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2022 |
Danh mục | TS. Phạm Đình Khuê |
Số trang | 436 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới và hội nhập đã có nhiều chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Các quan hệ này được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước và mở rộng tới các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Điều này đòi hỏi, các chủ thể tham gia các hoạt động kinh doanh phải có những hiểu biết nhất định về pháp luật nói chung và pháp luật về kinh tế nói riêng. Đặc biệt là những quy định pháp lý trong tổ chức và môi trường pháp lý cho các chủ thể kinh doanh bao gồm những quy định pháp luật trong các văn bản và hiệu quả hoạt động tổ chức thực hiện các quy định pháp luật thông qua hoạt động của công chức, cơ quan nhà nước.
Do vậy, một môn học cơ bản không thể thiếu được đối với các ngành đào tạo thuộc khối kinh tế đó là “Pháp luật kinh tế”. Môn học này nhằm trang bị những quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh gồm hai nhóm: Nhóm những quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp, dành riêng cho các chủ thể kinh doanh; nhóm những quy định pháp luật áp dụng chung cho mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh cũng như không kinh doanh khi các chủ thể kinh doanh thực hiện những quyền và nghĩa vụ có liên quan phải tuân theo.
Cuốn “Pháp luật kinh tế” được biên soạn với nội dung tập trung vào những quy định cơ bản, hiện hành của pháp luật Việt Nam điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất xã hội và trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế, đặc biệt là hoạt động kinh doanh. Đồng thời chú trọng đề cập những quy định của pháp luật, những vấn đề thực tiễn điển hình trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh xoay quanh những vấn đề thường thấy của một doanh nghiệp từ khi thành lập, đến thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và khi rút khỏi thị trường (giải thể, phá sản).
Mục đích của cuốn sách “Pháp luật kinh tế” nhằm truyền đạt những kiến thức pháp lý cơ bản của Nhà nước, rèn luyện cho người học các kỹ năng tìm hiểu pháp luật và xử lý tình huống pháp lý trong hoạt động kinh doanh diễn ra trong thực tế. Nhằm tăng cường kỹ năng áp dụng pháp luật kinh tế đối với cán bộ quản lý kinh tế và cán bộ quản trị doanh nghiệp.
Nội dung sách có sự chọn lựa kế thừa, phát triển các giáo trình đã xuất bản trong và ngoài nước, đồng thời cập nhật những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, những quy định mới của pháp luật. Sách gồm 7 chương: Khái niệm, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (chương mở đầu); Kiến thức cơ bản về luật, pháp lý, pháp luật và pháp luật kinh tế (chương 1); Pháp luật về doanh nghiệp (chương 2); Pháp luật về tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp (chương 3); Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh (chương 4); Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh và vụ việc cạnh tranh (chương 5); Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (chương 6).
Sách này sử dụng cho học tập, nghiên cứu môn học pháp luật kinh tế các hệ đào tạo chính quy và không chính quy thuộc các khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và các ngành có lựa chọn môn học này. Sách còn sử dụng cho các lớp sau đại học tham khảo những nội dung có liên quan và bạn đọc quan tâm.
MỞ ĐẦU: KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC PHÁP LUẬT KINH TẾ | 5 |
A. Khái quát về môn học Pháp luật kinh tế | 5 |
B. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học Pháp luật kinh tế | 7 |
C. Sự cần thiết học tập và giảng dạy môn Pháp luật kinh tế hệ đại học | 10 |
Chương 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LUẬT, PHÁP LÝ, PHÁP LUẬT VÀ PHÁP LUẬT KINH TẾ | |
1.1. Kiến thức cơ bản về luật, pháp lý và pháp luật | 13 |
1.1.1. Luật | 13 |
1.1.2. Pháp lý | 17 |
1.1.3. Pháp luật | 21 |
1.1.4. Pháp luật kinh tế | 35 |
1.2. Kiến thức cơ bản về môi trường, quy chế và chế độ pháp lý | 38 |
1.2.1. Khái niệm về môi trường pháp lý, quy chế pháp lý và chế độ pháp lý | 38 |
1.2.2. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh | 40 |
1.2.3. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của kinh doanh | 54 |
1.2.4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh | 71 |
Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP | |
2.1. Quy chế pháp lý chung về thành lập, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp | 77 |
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và loại hình doanh nghiệp | 77 |
2.1.2. Thành lập doanh nghiệp | 84 |
2.1.3. Đăng ký thay đổi của doanh nghiệp | 91 |
2.1.4. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp | 92 |
2.2. Chế độ pháp lý về doanh nghiệp nhà nước | 100 |
2.2.1. Khái niệm và loại hình doanh nghiệp nhà nước | 100 |
2.2.2. Doanh nghiệp nhà nước | 102 |
2.2.3. Cơ chế quản lý nội bộ doanh nghiệp nhà nước | 107 |
2.2.4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công ty nhà nước | 110 |
2.3. Chế độ pháp lý về doanh nghiệp tư nhân và công ty | 113 |
2.3.1. Chế độ pháp lý về doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam | 113 |
2.3.2. Chế độ pháp lý về công ty theo pháp luật Việt Nam | 121 |
2.4. Chế độ pháp lý về các hình thức tổ chức của chủ thể kinh doanh khác | 137 |
2.4.1. Chế độ pháp lý về các hình thức tổ chức của nhóm công ty | 137 |
2.4.2. Chế độ pháp lý về Doanh nghiệp xã hội | 140 |
2.4.3. Chế độ pháp lý về Doanh nghiệp quốc phòng an ninh | 147 |
2.4.4. Chế độ pháp lý về các hình thức tổ chức của Hộ kinh doanh | 153 |
Chương 3: PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ & PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP | |
3.1. Tổ chức lại doanh nghiệp | 156 |
3.1.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của tổ chức lại doanh nghiệp | 156 |
3.1.2. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp | 157 |
3.2. Giải thể doanh nghiệp | 167 |
3.2.1. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp | 167 |
3.2.2. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp | 169 |
3.2.3. Một số công việc khi giải thể doanh nghiệp | 171 |
3.3. Phá sản doanh nghiệp | 172 |
3.3.1. Khái niệm và đặc điểm của phá sản doanh nghiệp | 172 |
3.3.2. Phân loại và pháp luật về phá sản doanh nghiệp | 176 |
3.3.3. Trình tự thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản | 177 |
3.3.4. Phân biệt phá sản với giải thể doanh nghiệp | 185 |
Chương 4: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH | |
4.1. Một số vấn đề chung về hợp đồng | 188 |
4.1.1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của hợp đồng | 188 |
4.1.2. Yếu tố pháp lý trong hình thức và phân loại hợp đồng | 205 |
4.2. Khái quát pháp luật về hợp đồng kinh doanh | 215 |
4.2.1. Khái niệm hợp đồng kinh doanh | 215 |
4.2.2. Nội dung pháp luật về hợp đồng kinh doanh | 226 |
4.3. Cơ sở pháp lý hợp đồng dân sự | 233 |
4.3.1. Khái niệm hợp đồng dân sự | 233 |
4.3.2. Nội dung pháp luật liên quan đến hợp đồng dân sự | 235 |
4.4. Cơ sở pháp lý hợp đồng mua bán hàng hóa | 246 |
4.4.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa | 246 |
4.4.2. Nội dung pháp luật liên quan đến hợp đồng mua bán | |
hàng hóa | 251 |
4.5. Cơ sở pháp lý hợp đồng dịch vụ | 269 |
4.5.1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ | 269 |
4.5.2. Nội dung pháp luật liên quan đến hợp đồng dịch vụ | 275 |
Chương 5: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH VÀ VỤ VIỆC CẠNH TRANH | |
5.1. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh | 285 |
5.1.1. Khái niệm về tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh | 285 |
5.1.2. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh | 289 |
5.2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài | 294 |
5.2.1. Khái quát và các tổ chức Trọng tài thương mại ở Việt Nam | 294 |
5.2.2. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại | 301 |
5.2.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại | 305 |
5.2.4. Trình tự và quy trình tố tụng trọng tài thương mại | 311 |
5.2.5. Sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước đối với tố tụng trọng tài thương mại | 316 |
5.3. Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh tại tòa án nhân dân | 325 |
5.3.1. Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự tại tòa án | 325 |
5.3.2. Thẩm quyền của tòa án trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh | 331 |
5.3.3. Trình tự của tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp kinh doanh | 334 |
5.3.4. Thi hành bản án, quyết định giải quyết các vụ việc kinh doanh của tòa án | 344 |
5.4. Pháp luật về cạnh tranh | 348 |
5.4.1. Khái quát về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh | 348 |
5.4.2. Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh | 359 |
5.4.3. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh | 362 |
5.4.4. Tố tụng cạnh tranh | 367 |
5.4.5. Giải quyết các vụ việc cạnh tranh | 375 |
5.5. Pháp luật về giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài | 382 |
5.5.1. Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài | 382 |
5.5.2. Giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài | 385 |
5.5.3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài | 386 |
Chương 6: PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM | |
6.1. Khái quát chung về đầu tư nước ngoài | 391 |
6.1.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến đầu tư nước ngoài | 391 |
6.1.2. Phân loại các hình thức đầu tư nước ngoài | 393 |
6.1.3. Tóm lược về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam | 402 |
6.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh | 404 |
6.2.1. Khái niệm, chủ thể hợp đồng hợp tác kinh doanh | 404 |
6.2.3. Mô hình và điều khoản cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh | 406 |
6.3. Cơ sở pháp lý đối với doanh nghiệp liên doanh nước ngoài | 408 |
6.3.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh nước ngoài | 408 |
6.3.2. Nội dung của hợp đồng liên doanh nước ngoài | 410 |
6.3.3. Điều kiện thành lập, điều lệ và quy trình thành lập công ty liên doanh với nước ngoài | 411 |
6.3.4. Chế độ pháp lý về vốn liên doanh nước ngoài | 416 |
6.3.5. Quản trị nội bộ doanh nghiệp liên doanh nước ngoài | 417 |
6.4. Cơ sở pháp lý đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | 418 |
6.4.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | 418 |
6.4.2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư | 421 |
6.4.3. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư | 422 |
6.4.4. Thủ tục thành lập và cấp giấy phép kinh doanh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | 424 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 428 |