Tác giả | Đào Thế Anh |
ISBN | abcxzy3 |
ISBN điện tử | 978-604-82-4306-7 |
Khổ sách | 17x24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2020 |
Danh mục | Đào Thế Anh |
Số trang | 311 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Kiểm soát ATTP đang là vấn đề cấp bách ở Việt Nam để đảm bảo sức khoẻ của người tiêu dùng. Việc này đòi hỏi phải có những mô hình quản lý và chính sách quản lý hiệu quả theo chuỗi giá trị NSTP như Luật ATTP năm 2010 đã quy định. Hiện nay, một số mô hình và chính sách quản lý ATTP đã cú những tác động tích cực trong việc quản lý và đảm bảo ATTP nhưng hiệu quả và hiệu lực của các mô hình quản lý và thể chế chính sách chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, đặc biệt là năng lực yếu của hệ thống thanh tra ATTP của nhà nước. Trong các giải pháp quản lý ATTP hiện nay, mô hình quản lý ATTP theo chuỗi giá trị NSTP được đánh giá là có hiệu quả, đảm bảo ATTP từ sản xuất đến tiêu dùng.
Mục tiêu chung của cuốn sách này là đề xuất được các mô hình quản lý chuỗi NSTP an toàn ở Việt Nam và một số giải pháp thể chế, chính sách phát triển bền vững. Các nội dung chính bao gồm: tổng kết kinh nghiệm trong nước và quốc tế để rút ra các bài học quan trọng về xây dựng mô hình quản lý ATTP và phát triển bền vững chuỗi NSTP an toàn tại Việt Nam. Nghiên cứu đã rà soát các văn bản chính sách liên quan đến tổ chức quản lý ATTP để xác định, đánh giá hiệu quả thực thi chính sách cũng như xác định những vấn đề chồng chéo trong các chính sách dẫn đến khó khăn trong thực hiện các chính sách ATTP từ trung ương đến địa phương.
Nghiên cứu cũng được thực hiện với các chuỗi giá trị điển hình ở Việt Nam bao gồm: rau, quả, thịt lợn và chố tại các địa phương khác nhau như Sơn La, Hà Nội, Hà Giang, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, để xác định những điểm mạnh điểm, yếu trong việc quản lý các chuỗi NSTP làm cơ sở quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp chính sách xây dựng và phát triển các mô hình quản lý chuỗi giá trị NSTP an toàn. Thực hiện, khảo sát trực tiếp các mô hình quản lý chuỗi NSTP an toàn và thử nghiệm các biện pháp thúc đẩy quản lý ATTP và phát triển bền vững trên phạm vi toàn quốc. Ba mô hình quản lý chuỗi NSTP đã được thử nghiệm và đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình quản lý ATTP bao gồm: chuỗi giá trị rau an toàn Tự Nhiên tại Sơn La, chuỗi giá trị xoài Suối Lớn, và chuỗi giá trị Phìn Hồ, tỉnh Hà Giang.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều chính sách kiểm soát ATTP của trung ương và địa phương đã được ban hành và đã có tác dụng nhất định giúp phần kiểm soát ATTP tại các địa phương. Tuy nhiên, còn thiếu các chính sách và mô hình quản lý ATTP theo chuỗi giá trị từ khâu tổ chức sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm đến tiêu dùng. Nói cách khác, việc quản lý ATTP từ trang trại đến bàn ăn còn có những hạn chế nhất định dẫn đến chưa phát triển được các mô hình quản lý chuỗi NSTP an toàn bền vững.
Ngoài ra, việc kiểm soát ATTP ở các khâu trong chuỗi NSTP chưa thống nhất, chưa có nhiều mô hình quản lý chuỗi NSTP có các tác nhân giữ vai trò điều phối, đảm bảo ATTP trong toàn chuỗi. Nhiều chuỗi NSTP chưa xây dựng được hệ thống truy xuất nguồn gốc đầy đủ dẫn đến thiếu các chế tài phù hợp để xử lý vấn đề ATTP phát sinh trong quá trình hoạt động của các chuỗi NSTP. Một số văn bản pháp luật quy định việc kiểm soát ATTP còn chồng chéo, chưa đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt, các văn bản hướng dẫn thi hành thường ban hành chậm dẫn đến khó khăn trong việc thực thi các quy định pháp luật về kiểm soát ATTP tại các địa phương.
Lời cảm ơn | xiii |
Tóm tắt | XV |
MỞ ĐẦU | 1 |
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH THỂ CHẾ QUẢN LÝ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN TOÀN | 41 |
1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi nông sản thực phẩm an toàn | 41 |
1.1.1. Một số khái niệm liên quan | 41 |
1.1.2. Vai trò cùa các tác nhân trong mô hình quản lý chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn | 50 |
1.1.3. Quy trình xây dựng mô hình quản lý chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn | 54 |
1.1.4. Nội dung phát triển bền vững của mô hình thể chế quàn lý chuôi giá trị nông sản thực phẩm an toàn | 58 |
1.1.5. Về chính sách phát triển bền vững chuôi giá trị nông sản thực phẩm an toàn | 66 |
1.2. Cơ sở thực tiễn vể mô hình thể chế quản lý và chính sách phát triển bền vững chuỗi nông sản thực phẩm an toàn | 73 |
1.2.1. Xu hướng phát triển các mô hình thé chế quàn lý và chính sách phát triển Bền vững chuỗi nông sản thực phẩm an toàn trên thế giới | 73 |
1.2.2. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng mô hình quản lý và chính sách phát triển bền vững chuỗi nông sản thực phẩm an toàn | 80 |
1.2.3. Các bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam | 84 |
Chương 2. THỰC TRẠNG CÁC CHUỖI NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN TOÀN VÀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ, CHÍNH SÁCH PHẮT TRIỀN BỀN VỮNG CÁC CHUỖI NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN TOÀN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2019 | 87 |
2.1. Thực trạng phát triển các chuỗi nông sản thực phẩm an toàn 2010-2019 | 90 |
2.1.1. Đề án xác nhận mô hình chuôi cung ứng thực phẩm an toàn | 91 |
2.1.2. Lợi ích của mô hình quản lý chuỗi nông sản thực phẩm an toàn | 97 |
2.1.3. Một số hạn chế trong mô hình quàn lý chuỗi nông sản thực phám an toàn | 99 |
2.2. Thực trạng một số chuỗi nông sản thực phẩm an toàn trong các ngành sản phẩm rau, quả, chè và thịt qua khảo sát của đề tài | 100 |
2.2.1. Chuỗi rau an toàn Mộc Châu, tỉnh Sơn La | 100 |
2.2.2. Chuỗi rau hữu cơ Thanh Xuân - Hà Nội | 102 |
2.2.3. Chuỗi rau an toàn tại tỉnh Lâm Đồng và Thành phố Hồ Chí Minh | 110 |
2.2.4. Chuỗi thanh long an toàn tỉnh Bình Thuận | 115 |
2.2.5. Chuỗi quả an toàn tỉnh Đồng Nai | 118 |
2.2.6. Chuỗi quả an toàn cùa tỉnh Tiền Giang | 121 |
2.2.7. Chuỗi chè an toàn tại Hà Giang | 124 |
2.2.8. Chuỗi giá trị chè an toàn tại Sơn La | 126 |
2.2.9. Chuỗi chè an toàn tại Lâm Đồng | 128 |
2.2.10. Chuỗi thịt lợn sinh học A-Z | 130 |
2.2.11. Chuỗi thịt lợn VietGAHP tại Đồng Nai | 138 |
2.2.12. Chuỗi lợn gia công của công ty CP tại Nghệ An | 143 |
2.2.13. Chuỗi thịt lợn an toàn của công ty Vissan | 146 |
2.3. Thực trạng thể chế quản lý về an toàn thực phẩm giai đoạn 2010-2019 | 150 |
2.3.1. Thực trạng thể chế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đổi với các chuỗi nông sản thực phẩm | 152 |
2.3.2. Thực trạng thể chế quản lý nội bộ các chuỗi nông sản thực phẩm an toàn | 164 |
2.4. Thực trạng chính sách phát triển bển vững chuỗi nông sản thực phẩm an toàn giai đoạn 2010-2019 | 167 |
2.4.1. Các văn bàn chính sách phát triển bén vững chuôi nông sàn thực phẩm an toàn | 167 |
2.4.2. Thực trạng thực thi các chính sách phát triển bến vững chuôi nông sản thực phẩm an toàn | 174 |
Chương 3. XÂY DỰNG BA MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM THỂ CHẾ QUẢN LÝ MỚI VÀ ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI RAU, QUẢ VÀ CHÈ AN TOÀN | 183 |
3.1. Căn cứ lựa chọn và thực hiện các bước xây dựng mô hình thử nghiệm thể chế quản lý và áp dụng chính sách phát triển bền vững các chuỗi: rau, quả và chè an toàn | 183 |
3.1.1. Xây dựng mô hình thể chế quản lý và áp dụng chính sách phát triển bền vững chuỗi giá trị rau an toàn của Hợp tác xã rau an toàn Tự Nhiên |
190
|
3.1.2. Thử nghiệm xây dựng mô hình thể chế quản lý và áp dụng chính sách phát triển bển vững Chuỗi gía trị chè hữu cơ an toàn tại Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ, Hoàng Shu Phì, Hà Giang |
200
|
3.1.3. Xây dựng mữ hình thể chế quản lý và áp dụng chính sách phát triển bền vững Chuỗi giá trị xoài an toàn của Hợp tác xã xoài Suối Lớn, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai |
213
|
3.2. Tác động của các mô hình thử nghiệm thể chế quản lý mới và chính sách phát triển bển vững chuỗi rau, quả, chè an toàn và những hạn chế cần khắc phục | 228 |
3.2.1. Tác động của mô hình thử nghiệm tới phát triển sản xuất, doanh thu và thu nhập của người lao động | 228 |
3.2.2. Những hạn chế trong xây dựng mô hình | 231 |
Chương 4. GIẢI PHÁP PHỔ BIẾN MÔ HÌNH VÀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ QUẢN LÝ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN TOÀN | 233 |
4.1. Đề xuất giải pháp phổ biến xây dựng các mô hình thể chế quản lý chuỗi nông sản thực phẩm an toàn | 233 |
4.1.1. Đề xuất phổ biến các bước xây dựng mô hình | 233 |
4.1.2. Đề xuất phổ biến kinh nghiệm xây dựng mô hình thể chế quản lý chuỗi rau an toàn | 236 |
4.1.3. Đề xuất phổ biến kinh nghiệm xây dựng mô hình quản lý chuỗi nông sản thực phẩm an toàn trong ngành hàng chè | 240 |
4.1.4. Đề xuất phổ biến kinh nghiệm xây dựng mô hình quân lý chuỗi nông sản thực phẩm an toàn trong ngành hàng cây ăn quả | 243 |
4.1.5. Đề xuất xây dựng mô hình thể chế quản lý chuôi nông sản thực phẩm an toàn trong ngành hàng chăn nuôi | 247 |
4.2. Để xuất hoàn thiện thể chế quản lý chuỗi nông sản thực phẩm an toàn | 249 |
4.2.1. Đề xuất mô hình tổng quát về đổi mới thể chế quản lý chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn | 249 |
4.2.2. Đề xuất giải pháp khác phục các hạn chế để xây dựng mô hình thể chế đổi mới quản lý chuỗi nông sàn thực phẩm an toàn | 256 |
4.2.3. Đề xuất hoàn thiện thể chế quàn lý nhà nước đối với chuồi nông sản thực phẩm an toàn trong mô hình đổi mới | 260 |
4.2.4. Đề xuất hoàn thiện thể chế quàn lý nội bộ chuôi nông sản thực phẩm an toàn | 263 |
4.3. Đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển bển vững chuỗi nông sản thực phẩm an toàn | 265 |
4.4. Đề xuất tổ chức thực thi chính sách phát triển bển vững chuỗi nông sản thực phẩm an toàn | 268 |
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | 271 |
Tài liệu tham khảo | 277 |