Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Phóng xạ môi trường
4.5
1187
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảLê Khánh Phồn
ISBN978-604-82-3258-0
ISBN điện tử978-604-82-6200-6
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcLê Khánh Phồn
Số trang226
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Trên thế giới, ngay sau khi phát hiện ra hiện tượng phóng xạ (Becquerel - 1896), người ta đã xác định được các bằng chứng về tác hại của các bức xạ phóng xạ đối với người làm việc với các chất phóng xạ.

Chính vì vậy cần thiết phải bảo vệ và xác định các điều kiện an toàn cho những người trực tiếp làm việc hoặc có tiếp xúc ngẫu nhiên với các bức xạ ion hóa.

Ở nước ta từ năm 1995 các phương pháp phóng xạ đã được áp dụng trong đo vẽ bản đồ địa chất, tìm kiếm các mỏ quặng có chứa chất phóng xạ. Đồng thời hơn ba mươi năm qua các kỹ thuật hạt nhân đã được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Y tế, Công nghiệp, Nông nghiệp, Địa chất Dầu khí, Địa chất thủy văn, Công trình, và Nghiên cứu khoa học.

Giáo trình “Phóng xạ môi trường” là sản phẩm của đề tài Hợp tác Quốc tế Việt Nam - Ba Lan và là xuất bản phẩm cấp nhà xuất bản đầu tiên ở Việt Nam có nội dung tương đối đầy đủ các kiến thức cơ bản và phương pháp hệ nghiên cứu môi trường phóng xạ.

Trong quá trình triển khai nghiên cứu và biên soạn giáo trình “Phóng xạ môi trường” chúng tôi nhận được sự chỉ đạo sát sao, sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Bộ giáo dục Đào tạo, Bộ khoa học Công nghệ, lãnh đạo trường Đại học Mỏ - Địa chất, sự hợp tác giúp đỡ của lãnh đạo và cán bộ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, các cán bộ nhân dân các Tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ.

Xem đầy đủ
Lời nói đầu3
Mở đầu6
Chương 1. Một số kiến thửc cơ bản trong nghiên cứu môi trường phóng xạ 7
1.1 Tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa7
1.2 Một số khái niệm cơ bản trong an toàn phóng xạ10
1.3 Hệ phương pháp nghiên cứu môi trường phóng xạ14
Chương 2. Các nguồn bức xạ ion hóa 27
2.1 Bức xạ vũ trụ28
2.2 Các nuclit phóng xạ tự nhiên36
2.3 Phông tăng cao do công nghệ của các nuclit phóng xạ tự nhiên44
2.4 Các nuclit phóng xạ nhân tạo. các vụ nổ hạt nhân58
2.5 Các nuclit phóng xạ nhân tạo. chu trình nhiên liệu hạt nhân71
Chương 3. Xác định mức độ nguy hiểm, các nguồn, các tác nhân, đối tượng và các dạng tác động109
3.1 Các nguồn tác động110
3.2 Các đối tượng tác động (bị tổn hại)119
3.3 Cạc dạng tác động của các nguồn phóng xạ lên các đối tượng của môi trường tự nhiên122
3.4 Các tác nhân tác động (độ nguy hiểm - độ rủi ro)126
3.5 Các chất chỉ thị (các chỉ số) tác động bức xạ và tác động hóa học đi kèm136
3.6 Phông bức xạ - các thành phần phông bức xạ140
3.7 Các thành phần chiếu xạ dân chúng162
Chương 4. Đánh giá mối phụ thuộc “liều (hàm lượng) - hiệu ứng” và tính độ rủi ro 172
4.1 Mối phụ thuộc “liều - hiệu ứng” đối với bức xạ ion hóa từ quan điểm độ nguy hiểm173
4.2 Sự phụ thuộc giữa “liều lượng (hàm lượng)-hiệu ứng” theo quan điểm định mức vệ sinh - dịch tễ188
Chương 5. Đánh giá ảnh hưửng môi trường phóng xạ do hoạt động thăm dò,khai thác, chế biến khoáng sản chứa phóng xạ197
5.1 Nghiên cứu ảnh hưởng môi trường phóng xạ do khai thác, chế biến quặng chứa phóng xạ trên thế giới197
5.2 Nghiên cứu phương pháp điều tra, đánh giá ảnh hưởng môi trường do khai thác, chế biến khoáng sản chứa phóng xạ199
5.3 Áp dụng đánh giá ảnh hưởng môi trường phóng xạ do thăm dò,khai thác, chế biến khoáng sản chứa phóng xạ ở việt nam204
Tài liệu tham khảo221

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
5
Khách:
0
Số lượng sách:
2949