Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Sinh thái học ứng dụng trong quy hoạch và quản lý môi trường
4.5
1978
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảPhạm Văn Quân
ISBN978-604-82-2215-4
ISBN điện tử978-604-82-3649-6
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2017
Danh mụcPhạm Văn Quân
Số trang220
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

 

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã) ví dụ: Hệ sinh thái ao hồ, đồng ruộng, rừng… Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

Trái đất bao gồm các hệ sinh thái, ở đó biên giới của chúng không bị xác định bằng các quy định hành chính mà tuân theo các đường ranh giới tự nhiên. Các khu vực được hình thành trên cơ sở các ranh giới tự nhiên đó được gọi là vùng sinh học. Đó là một phần của bề mặt Trái đất, mà biên giới của nó được quy định bằng các đặc điểm tự nhiên hơn là do con người quy định; phân biệt với các vùng khác bằng các đặc điểm của hệ thực vật, động vật, nước, khí hậu, đất, địa mạo và sự định cư cũng như văn hóa của con người.

Tiếp cận hệ sinh thái dựa trên quan điểm cho rằng đất, nước, không khí và sinh giới tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong một hệ thống phức tạp, ổn định. Trong công tác bảo tồn hiện nay thì đa dạng sinh học và tính toàn vẹn sinh thái học (sức khỏe và các điều kiện toàn diện của một cảnh quan sinh thái) sẽ là cơ sở vững chắc cho nghiên cứu và triển khai.

Ứng dụng các quan điểm sinh thái học trong quy hoạch và quản lý môi trường đã và đang trở nên phổ biến. Cuốn sách “Sinh thái học ứng dụng trong quy hoạch và quản lý môi trường” cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản về hệ sinh thái, hệ sinh thái môi trường đất, nước, sinh thái môi trường đô thị và nông thôn, các hệ sinh thái và nguyên lý sinh thái; nhằm giúp người học hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của các hệ sinh thái, ứng dụng các nguyên lý sinh thái trong trong quy hoạch, quản lý và bảo vệ môi trường.

 

 

Xem đầy đủ
 Trang
Lời nói đầu3
Chương 1 Sinh thái học và môi trường 
1.1. Sinh thái học, môi trường và tài nguyên thiên nhiên7
1.1.1. sinh thái học7
1.1.2. môi trường và tài nguyên thiên nhiên15
1.2. Tác động của con người đối với môi trường21
1.2.1. Tác động của con người lên hệ sinh thái21
1.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên con người22
1.2.3. Tác động của con người lên hệ sinh thái và môi trường26
1.2.4. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển30
1.3. Hệ sinh thái đô thị và xu hướng đô thị sinh thái35
1.3.1. Đô thị sinh thái35
1.3.2. Xanh hóa đô thị41
1.3.3. Hiện trạng môi trường đô thị việt nam48
Chương 2 Quản lý môi trường và phát triển bền vững 
2.1. Khái niệm về quản lý môi trường64
2.1.1. Mục tiêu và nguyên tắc của quản lý môi trường64
2.1.2. Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường64
2.2. Hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường ở việt nam76
2.2.1. Luật bảo vệ môi trường 201476
2.2.2. Xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường89
2.2.3. Tội phạm môi trường trong bộ luật hình sự90
2.3. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường97
2.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường97
2.3.2. Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường97
2.4. Phát triển bền vững100
2.4.1. Khái niệm và nội dung phát triển bền vững100
2.4.2. Kác mục tiêu của phát triển bền vững109
2.4.3. Phát triển bền vững đô thị117
3.1. Quản lý sử dụng đất125
3.1.1. Sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên môi trường125
3.1.2. Quản lý đất ngập nước149
3.2. Quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp159
3.2.1. Yếu tố tồn dư và ô nhiễm môi trường159
3.2.2. Quản lý phòng ngừa ô nhiễm162
3.2.3. Quy hoạch quản lý chất lượng nước171
3.2.4. Khoanh vùng môi trường tổng hợp178
3.3. Quản lý môi trường khu vực179
3.3.1. Môi trường đô thị179
3.3.2. Quản lý môi trường các lưu vực186
3.3.3. Quản lý môi trường vùng ven biển196
3.3.4. Quản lý môi trường khu công nghiệp200

 

 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
5
Khách:
1
Số lượng sách:
2949