Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Sổ tay công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục và hỗ trợ pháp lý, tư vấn, trị liệu tâm lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
4.5
1079
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảBộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ISBNnxbldxh-47
ISBN điện tử978-604-82-3774-5
Khổ sách14,5 x 20,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcBộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Số trang128
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc. Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Chính vì thế, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế, giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Luật, chỉ thị, nghị quyết, các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện có hiệu quả Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.

Trong thời điểm hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế thế giới, sự giao thoa giữa các nền văn hóa, đối thoại giữa các nền văn minh và vòng xoáy toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam. Hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa đang tạo ra những vấn đề xã hội như: gia tăng khoảng cách giàu nghèo, thất nghiệp, đô thị hóa và di cư, những rạn nứt trong mối quan hệ gia đình, tội phạm, các tệ nạn xã hội, gia tăng tình trạng xâm hại và bóc lột trẻ em... Trong bối cảnh đó, trẻ em là đối tượng phải chịu nhiều tác động nhất. Khủng hoảng gia đình, vấn đề đói nghèo, đại dịch HIV/AIDS đã là một trong những nguyên nhân của trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm, vi phạm phạm pháp luật, mồ côi không nơi nương tựa và bị lạm dụng tình dục. Những hiện tượng trên, đã và đang là vấn đề bức thiết, được toàn xã hội quan tâm. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, chăm lo cho trẻ em là chăm lo cho tương lai của xã hội. Vì vậy, việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là việc làm cần thiết vì sự ổn định, phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chương trình hành động, nhiều chính sách dành cho trẻ em, nhất là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Nhằm truyền thông rộng hơn pháp luật của Nhà nước và kết quả bảo vệ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong những năm qua, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội biên soạn cuốn sách “Sổ tay công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục và hỗ trợ pháp lý, tư vấn, trị liệu tâm lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” giới thiệu cùng độc giả.

Quá trình biên soạn chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được bạn đọc góp ý để bổ sung, hoàn thiện trong những lần tái bản sau.

Hy vọng cuốn sách này sẽ là tài liệu hữu ích cho đông đảo bạn đọc quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu 

3

Chương I. KHÁI NIỆM VỀ TRẺ EM VÀ TRẺ EM CÓ

HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

5

I. KHÁI NIỆM VỀ TRẺ EM 

5

1.1. Theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em

5

1.2. Theo luật pháp Việt Nam 

6

II. KHÁI NIỆM VỀ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

7

III. KHÁI NIỆM VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 

9

Chương II. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG - NGUYÊN

NHÂN TRẺ EM RƠI VÀO HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

10

I. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH

ĐẶC BIỆT HIỆN NAY 

10

II. NGUYÊN NHÂN TRẺ EM RƠI VÀO HCĐB 

11

1. Nguyên nhân khách quan 

11

2. Nguyên nhân chủ quan

13

3. Một số nguyên nhân khác 

16

4. Xu hướng trợ giúp xã hội đối với trẻ em có HCĐB

16

Chương III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA

TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT 

20

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRẺ EM 

20

1. Tâm lý lứa tuổi nhà trẻ (1 - 3 tuổi)

20

2. Tâm lý lứa tuổi mẫu giáo (3 - 6 tuổi) 

22

3. Tâm lý lứa tuổi nhi đồng (6 - 11 tuổi)

23

4. Tâm lý lứa tuổi thiếu niên (từ 11 đến 15 tuổi) 

28

5. Tâm lý lứa tuổi giai đoạn đầu thanh niên (từ 15 đến 18 tuổi) 

33

II. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA CÁC NHÓM TRẺ EM
CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT 

35

1. Trẻ em mồ côi cha mẹ 

35

2. Nhóm trẻ em lang thang không nơi nương tựa 

40

3. Trẻ em khuyết tật

44

4. Trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS

48

5. Trẻ em làm trái pháp luật 

51

6. Trẻ em lao động sớm

61

7. Trẻ em bị xâm hại tình dục

64

8. Trẻ em bị bạo lực gia đình

68

9. Trẻ em bị bỏ rơi

71

10. Trẻ em nghiện ma túy

72

Chương IV. CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ

 

GIÁO DỤC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

76

I. CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ

 

EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT 

77

1. Bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em 

78

2. Bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em 

79

3. Bảo đảm về giáo dục cho trẻ em 

80

4. Bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động

 

văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ em

81

5. Bảo đảm thông tin, truyền thông cho trẻ em

82

II. BẢO VỆ TRẺ EM - CƠ SỞ CUNG CẤP DỊCH

 

VỤ TRẺ EM 

82

1. Cấp độ bảo vệ trẻ em và trách nhiệm thực hiện 

82

2. Cơ sở cung cấp dịch vụ trẻ em 

87

III. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ TRẺ EM TRONG TỐ TỤNG, 
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH, PHỤC HỒI VÀ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG.

90

1. Các yêu cầu bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng 

90

2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, trẻ em là người làm chứng 

92

3. Trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻem cấp xã trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em           

94

4. Phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em vi phạm

pháp luật 

95

Chương V. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ

CHỨC, CƠ SỞ GIÁO DỤC, GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM 

97

I. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

97

1. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp 

97

2. Chính phủ 

98

3. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân

99

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 

100

5. Bộ Tư pháp

101

6. Bộ Y tế

101

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo 

102

8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 

104

9. Bộ Thông tin và Truyền thông 

105

10. Bộ Công an

            106

11. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 

            107

12. Ủy ban nhân dân các cấp

            107

13. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

            108

14. Các tổ chức xã hội

            110

15. Tổ chức kinh tế

             111

16. Tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em

             111

17. Quỹ Bảo trợ trẻ em

             112

II. TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC

            112

1. Bảo đảm cho trẻ em được sống với cha, mẹ 

            112

2. Khai sinh cho trẻ em 

            113

3. Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em

             113

4. Bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của trẻ em 

            114

5. Bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em 

            114

6. Bảo đảm quyền dân sự của trẻ em 

            115

7. Quản lý trẻ em và giáo dục để trẻ em thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em

             116

Chương VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

             117

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG 

            117

II. MỤC TIÊU CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT 

            120

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
5
Khách:
0
Số lượng sách:
2949