Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Sổ tay về quy trình xuất khẩu lao động cho thanh niên trước khi đi xuất khẩu
4.5
865
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảBộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ISBNnxbldxh-01
ISBN điện tử978-604-82-3728-8
Khổ sách14,5 x 20,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2012
Danh mụcBộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Số trang123
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Xuất khẩu lao động là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện và tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và của các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. 

Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực; giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Theo số liệu thống kê, hiện nay có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở khoảng trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề với yêu cầu về trình độ chuyên môn, tay nghề khác nhau, từ kỹ sư, kỹ thuật viên đến lao động phổ thông. 

Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài đều tăng hàng năm. Từ 2006 đến nay, bình quân mỗi năm Việt Nam đưa được khoảng trên 80.000 lao động, chiếm khoảng 0,05% tổng số lao động được giải quyết việc làm. Trong năm 2010, đã có trên 85.000 lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài. 

Những năm gần đây, Việt Nam đã ký kết được nhiều Hiệp định, Thoả thuận về hợp tác lao động với các nước và vùng lãnh thổ nhằm tạo khung pháp lý để đưa lao động đi và quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Lào, Ca-ta, Liên bang Nga, UAE, Oman, Séc, Canada, Bungari, Slovakia, Cadăcxtan; đang xúc tiến đàm phán để ký kết thoả thuận về lao động với các nước Rumani, Belarus...

Hiện Việt Nam đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật khá đồng bộ về xuất khẩu lao động trong đó phải kể đến Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và 13 văn bản hướng dẫn thi hành. Việt Nam cũng đã xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử dùng cho các doanh nghiệp nhằm phòng chống vi phạm pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo quy định của pháp luật hiện hành về xuất khẩu lao động, Việt Nam thực hiện nhiều biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động này. 

Nhằm giúp đông đảo cán bộ các cấp, các ngành và người lao động, đặc biệt là thanh niên trước khi đi xuất khẩu lao động nắm vững chính sách pháp luật, quy trình về xuất khẩu lao động. Vụ Pháp chế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Nhà xuất bản Lao động Xã hội xuất bản cuốn “Sổ tay về quy trình xuất khẩu lao động cho thanh niên trước khi đi xuất khẩu”. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến phản hồi từ bạn đọc.

Xin chân thành cảm ơn! 

 

Xem đầy đủ

 

 

Trang

Lời nói đầu

5

Phần I. Quy định pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

9

          1. Phạm vi, đối tượng áp dụng 

9

2. Nội dung hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

10

3. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài

11

4. Các hành vi bị nghiêm cấm

12

A. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

14

I. Đối với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

14

1. Điều kiện để doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

14

2. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án mà doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu nước ngoài

28

3. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư, thành lập ở nước ngoài

28

4. Điều kiện để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề

29

5. Điều kiện để tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

32

II. Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài

33

1. Điều kiện để người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài

33

2. Điều kiện đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân

34

B. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

34

I. Đối với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

34

1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ

34

2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu

40

3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

42

4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề

43

5. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

45

II. Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài

47

1. Quyền và nghĩa vụ chung của người lao động đi làm việc ở nước ngoài

47

2. Quyền và nghĩa vụ của người lao động với mỗi hình thức đi làm việc ở nước ngoài

50

C. Các khoản chi phí liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

55

1. Tiền môi giới

55

2. Tiền dịch vụ

59

3. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ

60

4. Tiền ký quỹ của người lao động

61

D. Tuyển chọn và đào tạo người lao động đi làm việc ở nước ngoài

63

1. Phương thức tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài

63

2. Dạy nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

64

Đ. Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước

72

1. Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước

72

2. Nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước

72

3. Thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước

72

E. Quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài

73

1. Nội dung quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài

73

2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về người lao 
động đi làm việc ở nước ngoài (Nghị định số 126/2007/NĐ-CP)

74

3. Trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài

75

G. Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

76

1. Giải quyết tranh chấp

76

2. Xử lý vi phạm

76

3. Xử lý vi phạm hành chính

77

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

81

Phần II. Một số quy định chi tiết

93

1. Hồ sơ giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

93

2. Hồ sơ đổi Giấy phép

94

3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động của doanh nghiệp dịch vụ

95

4. Tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài

98

5. Ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

100

6. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

100

7. Quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động

101

Phần III. Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững  giai đoạn 2009-2020”

103

1. Đối tượng áp dụng

103

2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án

103

3. Hỗ trợ người lao động nâng cao trình độ văn hoá để tham gia xuất khẩu lao động

105

4. Hỗ trợ người lao động học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; hỗ trợ chi phí khám sức khoẻ, làm hộ chiếu, visa và lý lịch tư pháp

108

5. Hỗ trợ rủi ro cho người lao động

113

 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
5
Khách:
0
Số lượng sách:
2949