Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Tai biến động đất và sóng thần
4.5
1503
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Chí Trung
ISBN978-604-82-1532-3
ISBN điện tử978-604-82-3414-0
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2015
Danh mụcNguyễn Chí Trung
Số trang282
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Tai biến động đất và sóng thần cùng với các tai biến thiên nhiên khác đã, đang và sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho tính mạng, tài sản và hoạt động kinh tế, công trình của con người. Tai biến động đất, sóng thần không chỉ xảy ra trong khuôn khổ của một quốc gia, vùng lãnh thổ mà còn là vấn đề chung cho cả nhân loại. Thật vậy, ngày 26/12/2004 trận động đất ở Aceh, đảo Sumatra của Indonesia đã gây nên các đợt sóng thần ảnh hưởng đến 13 quốc gia ven vùng biển Ấn Độ Dương gây thiệt mạng hơn 226.000 người, hàng triệu người khác lâm vào cảnh màn trời chiếu đất không nhà cửa, hơn 100.000 trẻ em đã trở thành trẻ mồ côi trong chốc lát, thậm chí có gia đình chỉ trong 10 phút đã mất đi hàng trăm người thân thích. Trận động đất này được ví bằng 23.000 quả bom nguyên tử do Mỹ thả xuống Hiroshima của Nhật Bản năm 1945. Có thể nói rằng đây là một trong những thảm họa tự nhiên  lớn  nhất  lịch  sử  đương  đại  của  thế  giới.  Tiếp  theo  đó,  ngày 03/11/2011 tại đới hút chìm ngoài khơi vùng biển phía Đông Bắc Nhật Bản đã xảy ra trận động đất gây thiệt mạng hơn 143.000 người. Theo cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ, trận động đất này đã di chuyển đảo Honshu 2,4m về phía Đông và làm lệch trục Trái Đất khoảng 10cm. Chính phủ Nhật Bản cho biết tổn thất do động đất và sóng thần tàn phá miền Đông Bắc có thể lên đến con số ước tính khoảng trên 309 tỷ USD. Động đất sóng thần kép ngày 11/3/2011 đã gây nên phá hủy nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi chất phóng xạ phát tán ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm nghiêm trọng, hàng nghìn hộ gia đình và người dân buộc phải di tản khỏi vùng bán kính nguy hiểm xung quanh lò phản ứng hạt nhân. Đây có thể nói cũng là mức kỷ lục của thế giới về thiệt hại do tai biến tự nhiên gây ra đối với một quốc gia trong lịch sử nhân loại.

Những thiệt hại nặng nề do động đất và sóng thần gây ra một lần nữa nhắc nhở nhân loại về nhiều khía cạnh: sự thiếu hụt về hiểu biết và dự phòng thiên tai, sự chênh lệch về trình độ khoa học giữa các nước, sự thiếu đoàn kết trong việc phối hợp cảnh báo thiên tai toàn cầu và sự chủ quan lơ là về công tác nghiên cứu, dự báo... Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc về khoa học và công nghệ trong hơn nửa thế kỷ qua nhưng chúng ta vẫn thể hiện sự lúng túng trong việc cảnh báo và dự phòng để giảm thiểu các thiệt hại do động đất và sóng thần gây ra. Thật vậy, với động đất và sóng thần ngày 11/3/2011, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan từng tuyên bố rằng: “Trong vòng 65 năm từ sau Thế chiến thứ II, đây là cuộc khủng hoảng khó khăn  và  gay  go  nhất  mà  Nhật  Bản  phải  đối  mặt”. Sau  4 năm, ngày 11/3/2015, phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 4 năm xảy ra thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nói trong buổi lễ tưởng niệm: “Cho đến tận hôm nay, 4 năm sau khi xảy ra thảm họa kép động đất và sóng thần, rất nhiều người không thể trở về ngôi nhà của mình và còn 230.000 người buộc phải sống trong những tình cảnh rất khó khăn, không còn kế sinh nhai sau sự cố hạt nhân xảy ra sau đó”.

Xem đầy đủ
Lời nói đầu3
Chương 1: NGUYÊN NHÂN, NGUỒN GỐC ĐỘNG ĐẤT 
1.1. Khái niệm7
1.2. Biến dạng đất đá trong vỏ trái đất và đứt gãy địa chất8
1.3. Cơ chế hình thành động đất từ đới đứt gãy hoạt động21
1.4. Động đất kích thích (induecd earthquake)34
1.5. Một số trận động đất lớn đã xảy ra trên thế giới có nguyên nhân 
       từ quá trình dịch chuyển của các mảng kiến tạo của vỏ Trái Đất39
Chương 2: CHẤN TIÊU, CHẤN TÂM, SÓNG ĐỊA CHẤN 
                    VÀ CẤU TRÚC BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT 
2.1. Chấn tiêu và chấn tâm của động đất53
2.2. Sóng địa chấn56
2.3. Thiết bị quan trắc địa chấn63
2.4. Vị trí chấn tâm của động đất69
2.5. Mạng lưới các trạm quan trắc địa chấn trên thế giới71
2.6. Sự di chuyển của sóng địa chấn và cấu trúc bên trong của trái đất73
Chương 3: CƯỜNG ĐỘ, ĐỘ LỚN VÀ NĂNG LƯỢNG  
                    GIẢI PHÓNG CỦA ĐỘNG ĐẤT 
3.1. Cường độ và độ lớn của động đất83
3.2. Cường độ động đất 
3.3. Độ lớn của động đất và năng lượng giải phóng92
Chương 4: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘNG ĐẤT ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH  
                    VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG 
4.1. Di chuyển của sóng địa chấn và các kiểu phá hủy công trình 
        xây dựng trong khi động đất109
4.2. Khuyếch đại của sóng địa chấn khi đi qua các tầng đất đá khác nhau114
4.3. Tác dụng gây nên hiện tượng hóa lỏng nền đất117
4.4. Một số biện pháp phòng chống động đất trong thiết kếb các công trình 
       xây dựng123

4.5. Một số hình ảnh thực tế về sử dụng thiết bị LBR trong phòng chống

       động đất

131
4.6. Một số biện pháp giảm chấn khác trong phòng chống động đất134
4.7. Phòng ngừa sự cố trong và sau khi động đất đối với con người 
        đang ở trong vùng động đất137
4.8. Những việc  nên và không nến sau khi động đất138
Chương 5: CHUYỂN ĐỘNG KIẾN TẠO MẢNG CỦA VỎ TRÁI ĐẤT  
                    VÀ PHÂN BỐ ĐỘNG ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI 
5.1. Lý thuyết của Wegener về trôi dạt lục địa139
5.2. Tách giãn đáy đại dương152
5.3. Kiến tạo mảng (plate tectonic)163
5.4. Các kiểu ranh giới mảng kiến tạo của vỏ Trái Đất166
5.5. Điểm nóng cố định và chuyển động tuyệt đối của mảng kiến tạo172
5.6. Một số vành đai tạo núi lớn liên quan với hoạt động động đất trên thế giới.174
5.7. Phân bố động đất trên thế giới179
5.8. Vài nét cơ bản về kiến tạo Đông Nam Á và động đất ở Việt Nam186
5.9. Các trận động đất có cường độ lớn đã xảy ra ở Việt Nam từ năm 1935191
Chương 6: SÓNG THẦN (TSUNAMI) 
6.1. Khái niệm về sóng thần193
6.2. Sự khác biệt giữa sóng thần khác với sóng do gió194
6.3. Nguyên nhân hình thành sóng thần197
6.4. Lịch sử các trận sóng thần lớn nhất trong thế kỷ XX200
6.5. Phân bố và phân vùng ảnh hưởng của sóng thần trên thế giới206
Chương 7: SÓNG THẦN DO ĐỘNG ĐẤT TẠI SUMATRA  
                    CỦA INDONESIA NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 2004 
7.1. Nguyên nhân hình thành211
7.2. Liên hệ giữa đặc điểm kiến tạo của khu vực và nguyên nhân động đất 
       gây sóng thần ngày 26/12/2004 tại Indonesia213
7.3. Sóng thần ấn độ dương hình thành từ trận động đất Sumatra218
7.4. Thiệt hại về người do động đất, sóng thần ngày 26/12/2004218
7.5. Các dữ liệu vệ tinh về sóng thần ngày 26/12/2004219
7.6. Sóng thần đổ bộ vào đất liền221
7.7. Sự tàn phá vùng bờ biển do sóng thần224
7.8. Một số hình ảnh nhìn lại 10 năm sau ngày xảy ra động đất 
       gây sóng thần ở Indonesia (26/12/2004 - 26/12/2014)225
Chương 8: SÓNG THẦN DO ĐỘNG ĐẤT Ở VÙNG ĐÔNG BẮC 
                    NHẬT BẢN NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 2011230
8.1. Nguyên nhân hình thành230
8.2. Sóng thần sau động đất ngày 11/3/2011234
8.3. Những thiệt hại và sự cố hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân 
       Fukushima Daiichi trong trận sóng thần ngày 11/3/2011235
8.4. Một số hình ảnh động đất và sóng thần Nhật Bản  
       và khắc phục động đất, sóng thần tại Nhật Bản 11/3/2011244
Chương 9: HỆ THỐNG CẢNH BÁO VÀ PHÒNG TRÁNH SÓNG THẦN 
9.1. Thực trạng của hệ thống cảnh báo sóng thần249
9.2. Nguyên lý hoạt động hệ thống PMEL DART249
9.3. Các dự án xây dựng, nâng cấp và mở rộng hệ thống báo động 
       và cảnh báo sóng thần sau sự kiện 26/12/2004252
9.4. Giới thiệu hệ thống cảnh báo sóng thần của một số nước trên thế giới258
Tài liệu tham khảo275
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
5
Khách:
1
Số lượng sách:
2949