Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn EUROCODE - Cơ sở lý thuyết và ví dụ áp dụng
4.5
5565
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảBùi Quốc Bảo
ISBN978-604-82-7559-4
ISBN điện tử978-604-82-3630-4
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2023
Danh mụcBùi Quốc Bảo
Số trang211
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2010, các quy chuẩn tính toán và thiết kế EUROCODES dần được đưa vào áp dụng ở phần lớn các quốc gia Âu châu. Ngay cả ở Pháp, nước có sự phát triển lâu đời về các công trình bêtông cốt thép (phát minh ra ximăng hiện đại là Kỹ sư người Pháp Louis Vicat, bêtông dự ứng lực phát minh bởi Freyssinet,…), các quy chuẩn tính toán cũ cũng lần lượt được thay thế bằng các EUROCODES. Trong một số trường hợp, thiết kế theo EUROCODE 2 (kết cấu bêtông cốt thép) có thể giúp tiết kiệm cốt thép đến 50% so với thiết kế theo tiêu chuẩn cũ (BAEL 91).

Tác giả của cuốn giáo trình này đã từng học Đại Học ngành Xây Dựng tại Việt Nam, sau đó tiếp tục học tập, nghiên cứu và giảng dạy tại Pháp. Theo kinh nghiệm của cá nhân lúc còn là sinh viên cũng như qua tiếp xúc, trao đổi với các giảng viên, sinh viên của các trường Đại học hàng đầu về ngành xây dựng ở Việt Nam thì thấy rằng còn thiếu một số kiến thức chuyên sâu trong các giáo trình bêtông cốt thép ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, cũng như việc tiếp cận những phương pháp tính xuất hiện gần đây chưa được biên soạn lại một cách có hệ thống.

Thể theo nguyện vọng của các đồng nghiệp là Giảng viên, Kỹ sư tại Việt Nam, người viết sách này hy vọng có thể đóng góp được một phần nhỏ trong việc phổ biến bộ tiêu chuẩn mới trên thế giới đến với cộng đồng Xây Dựng Việt Nam. Trong cuốn sách này, bạn đọc sẽ thấy có một số điểm khá tương đồng với những quy chuẩn đã được áp dụng ở Việt Nam, nhưng ở một số trường hợp, nếu quan sát kĩ thì giá trị sử dụng để tính toán sẽ rất khác vì EUROCODES được biên soạn dựa trên những lý thuyết tính toán mới hơn những lý thuyết trước đây. Nhìn chung, thiết kế theo EUROCODE 2 giúp người sử dụng có thể hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề hơn so với TCVN hiện hành và cũng dễ áp dụng hơn vì sử dụng các hệ số kinh nghiệm ít hơn và ít phải tra bảng (ví dụ việc xác định cường độ tính toán của bêtông hay của cốt thép).

Bộ EUROCODES hiện tại gồm 10 phần khác nhau: từ EUROCODE 0 đến EUROCODE 9. Trong mỗi EUROCODE, ngoài những phần chung thì trong một số trường hợp, EUROCODE cho phép mỗi quốc gia lựa chọn cho mình một số hệ số riêng tùy theo hoàn cảnh, môi trường hay gặp tại quốc gia đó (ví dụ: bề dày lớp bêtông bảo bệ ; gia tốc tính toán tiêu chuẩn tải trọng động đất;…). Những hệ số này được ghi trong “Phụ lục quốc gia” của từng nước.

Cuốn sách này sẽ đề cập đến EUROCODE 0 (cơ sở lý thuyết tính toán), EUROCODE 1 (tải trọng) và chủ yếu là EUROCODE 2 (bêtông cốt thép). EUROCODE 8 dùng cho thiết kế kháng chấn cũng sẽ được đề cập, với những phần liên quan đến kết cấu bêtông cốt thép.

Xem đầy đủ
 trang
Lời nói đầu3
Chương 1. Giới thiệu tồng quan về tiêu chuẩn châu Âu Eurocode và về kết cấu bêtông cốt thép 
1. Giới thiệu tổng quan về tiêu chuẩn châu Âu Eurocode5
2.  Kết cấu bêtông cốt thép: Lịch sử hình thành, ưu - nhược điểm5
3. Các trạng thái giới hạn trong tính toán kết cấu6
4. Tải trọng tác dụng lên kết cấu (Eurocode 1)7
Chương 2. Đặc tính vật liệu (Eurocode 2) 
1. Bêtông10
2. Thép14
Chương 3. Một số khái niệm và lý thuyết cơ bản liên quan đến kết cấu bêtông cốt thép 
1. Môi trường làm việc16
2. Bề dầy lớp bêtông bảo vệ16
3. Một sổ quy định về cấu tạo cốt thép18
4. Điều kiện cốt thép tối đa19
5. Chiều dài neo thép19
6. Nối cốt thép dọc20
7. Tính toán tiết diện theo các trạng thái giới hạn (ULS và SLS)21
Chương 4. Tiết diện chịu kéo 
1. Tiết diện chịu kéo đúng tâm23
2. Tiết diện chịu kéo lệch tâm24
3. Ví dụ minh họa - bài tập 2: cấu kiện chịu kéo đúng tâm24
Chương 5. Tiết diện chịu nén 
1. Tiết diện chịu nén đúng tâm27
2. Tiết diện chịu nén lệch tâm đơn giản29
3.  Ví dụ minh họa - bài tập 3: cấu kiện chịu nén đúng tâm30
Chương 6. Tiết diện chịu uốn (dầm, sàn) 
1.  Lý thuyết tính toán, TTGH 1 (ULS)34
2. Tiết diện chữ nhật chỉ cần cốt thép chịu kéo, TTGH 1 (ULS)36
3. Tiết diện chữ nhật cần thêm cốt thép chịu nén, TTGH 1 (ULS)38
4. Tóm tắt cách tính toán tiết diện chịu uốn theo TTGH 1 (ULS)38
5. Tính toán tiết diện chữ nhật theo TTGH 2 (SLS)39
6. Tổng kết ULS và SLS42
7. Điều kiện liên quan đến cấu tạo42
8. Ví dụ minh họa42
9. Tiết diện chữ T chịu uốn53
Chưong 7. Tiết diện chịu cắt 
1. Lý thuyết tính toán63
2. Phân bố các cốt ngang tiếp theo theo phương pháp tổng quát của EC268
3. Những điều kiện liên quan về cấu tạo69
4. Ví dụ áp dụng - bài tập 869
Chương 8. Tiết diện chịu nén lệch tâm - phần nâng cao 
1. Tổng quan về sự làm việc của cột76
2. Phương pháp tính toán có kể đến ảnh hưởng của uốn dọc76
3. Phương pháp xác định cốt thép bằng biểu đồ tương tác (M-N)79
4. Cột chịu nén lệch tâm theo hai phương88
Chương 9. Tiết diện chịu xoắn 
1. Phương pháp tính toán91
2. Tiết diện cốt thép ngang92
3. Tiết diện cốt thép dọc92
4. Tiết diện chữ nhật92
Chương 10. cắt thép - Nối thép 
1. Sự cần thiết và nguyên lý của việc cắt thép93
Chương 11. So sánh với TCVN 5574-2012 
1. Tổng quan về TCVN 5574-201299
2. Bêtông99
3. Cốt thép102
BÊTÔNG CỐT THÉP 2 
Chương 1. Nguyên lý phân tích kết cấu 
1. Tổng quan109
2. Những phương pháp tính toán kết cấu theo EC2109
3. Tổng quan về các cấu kiện chịu lực và sơ đồ truyền lực110
4. Phân loại các cấu kiện chịu lực theo kích thuớc110
5. Khoảng cách giữa các khe co giãn111
Chương 2. Dầm liên tục (dầm nhiều nhịp) 
1. Định nghĩa về các chiều dài nhịp113
2. Dầm tiết diện chữ t: cách xác định chiều rộng bản chịu nén114
3. Tải trọng và tổ hợp tải trọng115
4. Phương pháp đàn hồi tuyến tính117
5. Phương pháp đàn hồi tuyến tính có kể đến sự phân bố lại nội lực122
6. Phương pháp tính nhanh dầm liên tục124
7. Dầm trực giao133
Chương 3. Sàn 
1. Sàn làm việc một phương135
2. Sàn làm việc hai phương136
3. Điều kiện cấu tạo về cốt dọc142
4. Kiểm tra lực cắt (theo phương lx và ly)143
Chương 4. Tính toán độ võng (TTGH 2) 
1. Tổ hợp tải trọng155
2. Tổng quan về bản chất hiện tượng võng155
3. Giới hạn về độ võng theo ec2157
4. Phương pháp tổng quát tính độ võng theo ec2157
5. Phương pháp tính độ võng theo phụ lục quốc gia pháp163
6. Cách xác định nhanh chiều cao tiết diện cho thiết kế sơ bộ168
Chương 5. Thiết kế khung bêtông cốt thép 
1. Tải trọng đứng truyền vào khung176
2. Tải trọng ngang truyền vào khung176
3. Tải trọng động đất180
4. Tính nội lực khung181
5. Thiết kế tường cứng (vách cứng)181
Chương 6. Thiết kế càu thang186
Chương 7. Thiết kế bể chứa nưóc189
Chưotig 8. Kiểm tra nút 
1. Điều kiện chung190
2. Đường kính cốt thép và khoảng cách cốt thép tối đa190
3. Ví dụ áp dụng191
Phụ lục192
Các ký hiệu dùng trong Rurocode204
Tài liệu tham khảo207
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1013
Đang trực tuyến:
5
Khách:
0
Số lượng sách:
2949