Tác giả | Nguyễn Anh |
ISBN | nxbldxh-31 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3758-5 |
Khổ sách | 14,5 x 20,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2020 |
Danh mục | Nguyễn Anh |
Số trang | 200 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, giađình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, số vụ và số trẻ em bị xâm hại tình dục và tham gia vào các tệ nạn xã hội có xu hướng tăng, diễn biến phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Một số vụ xảy ra trong thời gian dài mới bị phát hiện. Nạn nhân của những vụ xâm hại tình dục có cả những em bé còn ít tuổi. Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, trung bình mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục (trong đó số trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%); năm 2011, số trẻ em bị xâm hại tình dục là 1.045 em; năm 2012 là 1.209 em; năm 2013 là 1.326 em; năm 2014 là 1.544 em. Những con số biết nói này khiến cho chúng ta cảm thấy đau lòng và đòi hỏi phải có những hành động quyết liệt hơn nữa để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục và sa vào các tệ nạn xã hội là do công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn chưa hiệu quả. Nhận thức và kỹ năng của cha mẹ, các thành viên trong gia đình, giáo viên, của người dân trong cộng đồng và của chính bản thân trẻ em về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đúng, chưa đầy đủ.
Nhằm tăng cường việc phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục và sa vào các tệ nạn xã hội, chúng tôi đã phát hành cuốn sách Truyền thông phòng chống xâm hại tình dục và các tệ nạn xã hội trong trường học nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm và năng lực của gia đình, nhà trường, cộng đồng và bản thân trẻ em trong việc chủ động phòng ngừa các hành vi xâm hại trẻ em cũng như các tệ nạn đang diễn ra.
Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để cuốn sách ngày càng được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Trang
| |
Lời nói đầu | 3 |
Phần I. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRẺ EM TỪ 6 ĐẾN 18 TUỔI | 5 |
1. Khái niệm chung | 5 |
2. Đặc điểm tâm lý của các lứa tuổi | 7 |
2.1. Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ giai đoạn từ 6-11 tuổi | 7 |
2.2. Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ giai đoạn từ 11-15 tuổi | 11 |
2.3. Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ giai đoạn từ 15-18 tuổi | 17 |
Phần II. XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM | 23 |
I. Những vấn đề chung về xâm hại tình dục trẻ em | 23 |
1. Thực trạng | 23 |
2. Nguyên nhân | 24 |
II. Các khái niệm liên quan | 26 |
1. Sự đụng chạm an toàn | 26 |
2. Sự đụng chạm không an toàn | 26 |
3. Xâm hại trẻ em | 28 |
4. Xâm hại tình dục trẻ em | 28 |
4.1. Các hình thức xâm hại tình dục trẻ em | 28 |
4.2. Hậu quả tâm lý xã hội | 29 |
5. Những quy tắc phòng, chống xâm hại tình dục trẻ | 33 |
em | |
6. Cách thức tìm hiểu trực tiếp trẻ bị xâm hại tình dục | 34 |
Phần III. CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG NHÀ TRƯỜNG | 42 |
I. Bạo lực học đường | 42 |
1. Thực trạng bạo lực học đường hiện nay | 42 |
2. Nguyên nhân | 44 |
3. Những vấn đề chung về bạo lực học đường | 47 |
3.1. Bắt nạt học đường và bạo lực học đường là gì | 47 |
3.2. Các hình thức bạo lực học đường | 51 |
3.3. Hậu quả của bạo lực học đường | 51 |
4. Tâm lý chung của trẻ gây bạo lực và bị bạo lực học đường | 52 |
4.1. Đặc điểm của trẻ gây bạo lực | 52 |
4.2. Đặc điểm của trẻ luôn bị bạo lực | 52 |
4.3. Những niềm tin sai lệch của trẻ gây bạo lực và bị bạo lực | 54 |
4.4. Lý do trẻ em không nói về bạo lực | 55 |
5. Các cách phòng tránh cho trẻ em khỏi bị bạo lực học đường | 57 |
5.1. Các hoạt động của cha mẹ | 57 |
5.2. Kinh nghiệm bảo vệ con khỏi bạo lực của cha mẹ người Maori (New Zealand) | 58 |
6. Một số ví dụ nâng cao sự tự tin cho trẻ | 60 |
II. Nghiện game | 63 |
1. Những vấn đề chung về nghiện game | 64 |
1.1. Nghiện game là gì | 64 |
1.2. Các triệu chứng nghiện game | 65 |
1.3. Hậu quả của nghiện game | 67 |
2. Điều trị nghiện game | 68 |
2.1. Đánh giá về mức độ chơi game ở trẻ | 69 |
2.2. Cai nghiện game | 70 |
2.3. Các hoạt động hỗ trợ tâm lý - giáo dục | 72 |
2.4. Sự hỗ trợ của gia đình trong việc động viên và kiểm soát hành vi của trẻ | 73 |
III. Nguy cơ tự tử | 74 |
1. Những vấn đề chung về nguy cơ tự tử | 76 |
1.1. Tự tử là gì | 76 |
1.2. Nguyên nhân dẫn đến tự tử | 77 |
1.3. Những hành vi bất thường có nguy cơ tự tử cao | 79 |
2. Đánh giá vấn đề và các biểu hiện tâm lý | 81 |
Phụ lục | 83 |
Phần I. Hướng nghiệp | 83 |
Phần II. Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT/BYT- BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế học đường | 93 |